(Tindautruongdanchu)-Lợi dụng một số vụ việc tiêu
cực của giáo dục các đối tượng không ngừng phát tán sự kiện kèm theo những lời
lẽ mang tính thóa má, nói xấu, hạ bệ, thậm chí còn đổ lỗi cho cả một hệ thống
để xuyên tạc, kích động chống phá.
- Cần có đánh giá khách quan về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam hiện nay
- Chuyển cơ quan điều tra đối tượng dùng facebook kích động biểu tình chống phá
- Nhà đấu tranh dân chủ Phạm Chí Dũng-Kẻ ‘bẻ ngòi’ về cái gọi là ‘Đa giác 5 đỉnh’
- Nhà đấu tranh dân chủ Hoàng Thị Hồng Thái phải 'hạ nhục' viết tâm thư kêu gọi 'ủng hộ'
Sự ra đời của internet, tiếp đó là mạng xã hội về
mặt khoa học, công nghệ mở ra một thời đại mới cho nhân loại. Nhờ internet,
mạng xã hội mà con người nhận được thông tin không bị hạn chế bởi vị thế xã
hội, khoảng các địa lý, thời gian… ở mọi nơi trên thế giới. Dựa trên internet,
mạng xã hội, ngày nay với máy vi tính, điện thoại thông minh con người có thể
tra cứu và trao đổi thông tin ở bất cứ đâu về mọi chủ đề cần quan tâm.
Các đối tượng lợi dụng tiêu cực của ngành giáo dục chế ảnh xuyên tạc, kích động trên không gian mạng
Tuy vậy cũng dựa trên internet, mạng xã hội những phần tử cơ hội đã lợi dụng internet, mạng xã hội
để nhằm vào việc chống phá, hòng lật đổ chính quyền nhân dân, xóa bỏ chế độ xã
hội chủ nghĩa, trong đó có cả công tác giáo dục. Nhiều vụ việc mang tính
chất ít nghiêm trọng nhưng khi đưa lên mạng xã hội thành cực kỳ nghiêm trọng
điển hình nhưtại Trường THCS Trần Huỳnh (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) mẹ học sinh xúc phạm thầy giáo
hay vụ việcmột
học sinh phải chịu 231 cái tát từ sự chỉ đạo của cô giáo tại lớp 6/2 Trường
THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình)
Hoặc dưới bàn tay của lực lượng phản động sự việc được đổ lỗi là do sự
lãnh đạo của Đảng, lỏng lẻo của công tác giáo dục, đã vậy có những người không
trực tiếp mắt thấy tai nghe nhưng khi nghe phong phanh đã “comment”hay “chia sẻ”
dẫn đến sự việc đi theo chiều hướng khác.
Ngoài ra khi chỉ có một sự việc xảy ra thì ngay lập tức trên mạng xã hội
lại ồ ạt các vụ việc khác tương tựnhư
thầy, cô giáo tát, đánh học sinh hay học sinh đâm trọng thương thầy giáo
chủ nhiệm, đuổi chém thầy giáo, phụ huynh phát tán clip xúc phạm thầy giáo … mà thực tế có những sự việc
đã diễn ra từ rất lâu rồi, phải chăng đó là hành động kích động biểu tình của
lực lượng phản động, gây cảm giác hoang mang
trong lòng công chúng khiến người làm công tác giáo dục phải thốt lên
rằng “Nhà trường không ủng hộ tôi, học
sinh không ủng hộ tôi, hội cha mẹ học sinh cũng không ủng hộ tôi” Dẫn đến
sự thiếu nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm của ngành giáo dục.
Chính vì vậy khi có sự việc xảy ra được phát tán trên mạng xã hội chúng
ta cần phải nhìn nhận sự việc một cách đúng đắn nhất, từ nhiều chiều hướng,
đứng trên cương vị của người
trong cuộcđể đánh giá. Nâng cao cảnh giác, đấu
tranh với những nhận thức không đúng, ngộ nhận, mơ hồ trước các nguồn thông tin
ngược chiều với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước. Bản thân mỗi người có ý thức tự giác, kỷ luật trong quá trình tiếp xúc
thông tin; chấp hành tốt các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin,
tích cực đấu tranh chống phao tin đồn nhảm, lưu truyền thông tin xấu, thông tin
thất thiệt. Tránh chủ quan cảm tính sẽ là công cụ tiếp tay cho lực lượng
phản động dẫ đến “tự diễn biến, tự chuyển
hóa”.
Bùi Tùng

Vẫn là một thủ đoạn chống phá Đảng và Nhà nước ta của bọn phản động, cần phải xử lý nghiêm bọn này
ReplyDeletehãy cảnh giác trước lời vu khống, trước nguồn tin thiếu sát thực.
ReplyDeleteChiêu trò cũ để kích động, chống phá mà thôi; trò đó làm sao có thể kích động, lừa bịp được nhân dân
ReplyDelete