Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Saturday, December 15, 2018 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Theo thống kê vào quý 2 năm 2018 của tổ chức Hootsuite và We Are Social. Việt Nam là quốc gia có lượng người facebook cao thứ 07 trên toàn thế giới với 58 triệu người dùng, tăng 5% trong quý đầu năm, và rộng hơn là 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc phát triển nhanh chóng Internet đã tạo ra không gian mạng rộng lớn, tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Bên cạnh những tác động tích cực vô cùng lớn lao, không gian mạng cũng để lại tác động tiêu cực, những nguy cơ thách thức đối với an ninh quốc gia không hề nhỏ.

Vì sao kẻ phản bội Nguyễn Văn Đài phải kêu gọi 'đăng ký' kênh youtube?


Đặc biệt thời gian gần đây, các tổ chức phản động trong và ngoài nước tiếp tục sử dụng nhiều chiêu bài để tuyên truyền, gây rối, biểu tình, phát tán tài liệu xuyên tạc chống phá luật An ninh mạng, tiêu biểu là một số tài liệu "Lo ngại dự thảo luật An ninh mạng bóp nghẹt tự do biểu đạt"; "Hội nghị thượng đỉnh thế giới những người bảo vệ nhân quyền"vv... Mục tiêu của các tổ chức phản động thường xuyên chống phá ta như "Việt Tân"; "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" cùng một số tổ chức phản động khác là ngăn cản thực thi luật, phủ nhận luật An ninh mạng, mở rộng hành lang hoạt động chống phá, hạn chế việc thắt chặt môi trường hoạt động.

VOA giật tít đưa tin xuyên tạc về Dự thảo (Ảnh Thành Nam)


Trong nhiều năm qua, các tổ chức phản động, các phần tử bất mãn, cực đoan đã lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, tiến hành sử dụng không gian mạng làm công cụ, là kênh để tiến hành tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ chương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước. Không gian mạng chính là phương tiện để chúng tập trung lực lượng, tuyên truyền lôi kéo, kích động hòng làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân đối với những chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Hoạt động chủ yếu của các thế lực thù địch trên không gian mạng thường sử dụng là viết bài xuyên tạc, tung các clip phản cảm, phát hành những ấn phẩm để nói xấu, bôi nhọ những hoạt động của các tổ chức, cá nhân có tiếng nói trong xã hội ta. Đặc biệt trên phương diện chống phá luật An ninh mạng, chúng lợi dụng những ý kiến còn băn khoăn của một số đại biểu Quốc hội về nội dung của luật để tuyên truyền nhằm tạo tâm lý hoang mang đối với quần chúng nhân dân.

Chúng ta phải khẳng định rằng, luật An ninh mạng có hiệu lực sẽ khắc phục hạn chế, thiếu sót về hành lang pháp lý đã tồn tại trong suốt thời gian qua, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức cá nhân, bảo đảm nhu cầu của con người trong thời đại internet, hạn chế những tác động sấu, những phán xét tùy tiện, thiếu cơ sở của một số cá nhân, tổ chức, làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, tạo lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, tạo môi trường lành mạnh trên không gian mạng.

Trong nội dung luật An ninh mạng không cấm người tham gia mạng xã hội lên tiếng, bày tỏ quan điểm các nhân. Tuy nhiên, các tổ chức, người sử dụng mạng xã hội khi đăng tải những nội dung, quan điểm suy nghĩ lên các trang mạng, nhưng bình luận, chia sẻ đều phải tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật của nhà nước.

Điều 8 Luật an ninh mạng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó đối với nhóm hành vi sử dụng không gian mạng xác định 5 nhóm hành vi bị nghiêm cấm như: (a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này; (b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; (d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; (đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Cụ thể, tại khoản 1 điều 18 quy định Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm: Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này; Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng; Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán; Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Thông qua những hành vi nghiêm cấm về An ninh mạng đã thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, đồng thời thông qua luật để bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của nhân dân, không làm ảnh hưởng đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, nâng cao tinh thần cảnh giác, điều chỉnh có hiệu quả hành vi của người dân trong hoạt động trên các trang mạng xã hội, góp phần to lớn trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.


Duy Minh

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X