Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, September 28, 2020 , 0 bình luận

Azerbaijan đã công bố đoạn video ghi lại vụ tấn công nhằm vào xe tăng của Armenia giữa lúc căng thẳng leo thang.

Theo RIA Novosti, Bộ Quốc phòng Azerbaijan đã công bố đoạn video ghi lại vụ tấn công nhằm vào xe tăng của lực lượng vũ trang Armenia trên Youtube ngày 27/9.

Xe tăng Armenia nổ tung do trúng hỏa lực Azerbaijan




“Thêm 2 xe tăng của lực lượng vũ trang Armenia đã bị hỏa lực chính xác từ các đơn vị của chúng tôi phá hủy”, Bộ Quốc phòng Azerbaijan mô tả trong video.

Hình ảnh từ đoạn video cho thấy một vụ nổ lớn đã xảy ra khi xe tăng bị đánh trúng. Các binh sĩ đứng gần xe tăng của Armenia đã nhanh chóng bỏ chạy.

Cuộc giao tranh dữ dội giữa quân đội Armenia và Azerbaijan nổ ra từ sáng 27/9, khi hai bên cáo buộc nhau tấn công trước vào các mục tiêu ở vùng Nagorno-Karabakh.

Nagorno-Karabakh là một khu vực được cộng đồng quốc tế công nhận thuộc Azerbaijan. Tuy nhiên, khu vực này có đa số dân là người gốc Armenia nên muốn ly khai để sát nhập vào Armenia. Khu vực được Armenia hậu thuẫn về quân sự và tài chính. Tranh chấp chủ quyền đối với Nagorno-Karabakh giữa hai quốc gia thuộc Liên Xô cũ đã kéo dài nhiều năm nhưng cho tới nay vẫn chưa có hồi kết và xung đột thường xuyên xảy ra tại khu vực này.   

Bản đồ khu vực Nagorno-Karabakh (Ảnh: Guardian)


Azerbaijan cho biết ít nhất 550 binh sĩ Armenia đã thiệt mạng hoặc bị thương trong cuộc “phản công” của Azerbaijan. Ngoài ra, hàng chục xe tăng, pháo và hệ thống phòng không cũng bị thiệt hại. Armenia nhanh chóng bác bỏ thông tin này là “không có cơ sở”, trong khi Nagorno-Karabakh xác nhận 31 binh sĩ Armenia thiệt mạng trong vụ đụng độ. Armenia nói rằng Azerbaijan mất khoảng 200 lính, cùng 30 đơn vị pháo binh và 20 máy bay không người lái.

Quân đội Armenia cũng công bố một số video ghi lại các vụ tấn công nhằm vào lực lượng Azerbaijan.

Hàng loạt xe tăng Azerbaijan nghi bị tấn công trong đụng độ với Armenia


Hiện tính chính xác của các video này chưa được xác nhận, trong khi Bộ Quốc phòng Azerbaijan bác tin nước này bị thiệt hại về khí tài hạng nặng.

Leo thang xung đột Armenia - Azerbaijan và những hệ lụy

Ít nhất 23 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương khi đụng độ nghiêm trọng nhất xảy ra giữa Armenia và Azerbaijan kể từ năm 2016.

Đụng độ giữa hai bên một lần nữa làm dấy lên quan ngại về sự bất ổn tại khu vực Nam Kavkaz có vị trí an ninh chiến lược cũng như cuốn các quốc gia khu vực vào cuộc xung đột với những hệ lụy nghiêm trọng.

Đây là vụ đụng nghiêm trọng nhất kể từ năm 2016 làm gia tăng nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh. Cả Armenia và chính quyền vùng Nagorno-Karabakh đã ban hành thiết quân luật và tổng động viên, trong khi phía Azerbaijan khẳng định chưa cần ban bố lệnh tổng động viên.

Armenia và Azerbaijan vướng vào cuộc xung đột dai dẳng kéo dài nhiều thập kỷ liên quan tới tranh chấp vùng Nagorno-Karabakh. Khu vực này nằm sâu trong lãnh thổ Azerbaijan, nhưng lại có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống, nên muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia. Đụng độ mới nhất làm gia tăng lo ngại về khả năng leo thang căng thẳng khu vực,tác động không nhỏ đến những quốc gia có lợi ích chung.

Là một khu vực có vị trí địa chiến lược quan trọng, Nam Kavkaz nằm ở ranh giới giữa châu Âu và châu Á. Đây cũng là địa bàn nóng hoạt động của những nhóm ly khai, cực đoan hay tổ chức khủng bố, vốn là nguồn gốc gây bất ổn an ninh khu vực. Có nhiều lo ngại bất ổn tại Nagorno-Karabakh có thể tạo lỗ hổng an ninh để cho những nhóm cực đoan mở rộng địa bàn hoạt động và thực hiện các vụ tấn công. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hôm qua cũng cảnh báo những tác động của cuộc xung đột: “Bất ổn đang gây lo ngại cho toàn thể cộng đồng quốc tế. Việc bùng nổ một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở Nam Kavkaz có thể tạo ra những hậu quả không lường trước được. Nó có thể vượt ra khỏi biên giới khu vực và đe dọa an ninh và ổn định quốc tế”.

Ngoài yếu tố an ninh, khu vực Kavkaz từ lâu đã có vị trí quan trọng về năng lượng và địa chính trị. Đây là nơi có một hành lang đặt các đường ống vận chuyển dầu khí tới các thị trường trên thế giới. Trong bối cảnh căng thẳng với Nga, Liên minh châu Âu cũng lo ngại xung đột tại Nagorno-Karabakh có thể ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của khối. Liên minh châu Âu hôm qua ra tuyên bố kêu gọi các bên ngừng ngay lập tức các hành động thù địch, giảm leo thang và tuân thủ nghiêm ngặt lệnh ngừng bắn.

Căng thẳng giữa hai quốc gia cũng có thể cuốn các cường quốc khác vào cuộc xung đột. Armenia và Azerbaijan đều là hai nước thành viên Liên Xô cũ, có mối quan hệ tốt đẹp với Nga. Đây cũng là thành viên của nhiều tổ chức trong khu vực như Liên minh kinh tế Á-Âu.

Xung đột giữa hai bên sẽ đẩy Nga vào thế khó, ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác thương mại kinh tế. Bộ Ngoại giao Nga hôm qua ra tuyên bố kêu gọi các bên ngừng bắn ngay lập tức và bắt đầu đàm phán. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có cuộc điện đàm với lãnh đạo Armenia, thảo luận về tình hình.

Một quốc gia khác cũng có thể bị tác động bởi cuộc xung đột này là Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đã ký Hiệp định Đối tác chiến lược và tương trợ lẫn nhau. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽ ủng hộ Azerbaijan. Người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin nhấn mạnh: “Thổ Nhĩ Kỳ đoàn kết hoàn toàn với Azerbaijan. Chúng tôi vẫn cam kết ủng hộ Azerbaijan bằng mọi biện pháp có thể. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sát cánh cùng người dân Azerbaijan trước bất cứ hành động xâm chiếm nào”.

Xung đột khu vực leo thang còn có thể khơi mào cho những bất ổn khác, châm ngòi cho những điểm nóng ly khai khác trong khu vực, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng. Hàng loạt quốc gia đã lên tiếng kêu gọi Armenia và Azerbaijan kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đặc biệt thúc đẩy các cơ chế đối thoại dưới sự bảo trợ của đồng chủ tịch Nhóm Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE Minsk).

Thành Đạt (Dân trí)-Phạm Hà (VOV)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

HRW VÀ VOA LU LOA, VU VẠ LÀM GIẢM UY TÍN LÃNH ĐẠO VIỆT NAM

  KTN - Lu loa, vu vạ, bôi nhọ lãnh đạo quốc gia là một trong nhiều trò của các thế lực thù địch, những kẻ mà đòi hỏi vô lối của cá nhân không được đáp ứng. Mới đây, nhân việc đồng chí Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, HRW và ...

“ĐÀI Á CHÂU TỰ DO VỚI NỖI LO BỊ KHÓA MIỆNG”

  Theo KTS – Trên trang của ĐÀI Á CHÂU TỰ DO đã đăng tải nhận xét về Nghị định 147 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng của Chính phủ. Chúng cho rằng người dân sắp mất cả tiền lẫn tự do về Nghị định này. Đây là nhận...

SỰ THẬT ĐẰNG SAU NHỮNG LỜI VU KHỐNG: VIỆT NAM TÁI ĐẮC CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC

  KCTD – Vừa qua, Đài Châu Á Tự do (rfa) đã đăng tải bài viết: “Hồ sơ nhân quyền tồi tệ Việt Nam vẫn 2 lần đắc cử Hội đồng nhân quyền LHQ - Vì sao?”. Nội dung bài viết dùng luận điệu xuyên tạc về thực trạng nhân quyền của Việt Nam, nhận định Việt N...

THÔNG BÁO!

 CẢM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ LUÔN THEO SÁT VÀ ỦNG HỘ TRANG BLOG CỦA CHÚNG TÔI. HIỆN TẠI CHÚNG TÔI CÓ SỬ THÊM TRANG FANGAGE CÓ TIÊU ĐỀ: "SỨC MẠNH DÂN CHỦ". https://www.facebook.com/profile.php?id=61552735101306. RẤT MONG QUÝ BẠN ĐỌC CÓ THỂ QUAN T...

Sáng ngời phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới

  KCTD - Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam - một hành trình đầy hào hùng và kiên cường, bất khuất. Từ buổi bình minh dựng nước, giữ nước qua các triều đại cho đến thời đại Hồ Chí Minh, người lính luôn là trung tâm, h...

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CỦA VIỆT TÂN VỀ CUỐN SÁCH CỦA TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM

  KTS - Trên trang mạng Việt Tân ngày 04 tháng 02 năm 2025 đăng tải dòng típ để bôi nhọ, nói sai sự thật sau khi Bộ Công an giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm. Chiều 3/2, tại trụ sở Bộ Công an, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban T...

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CỦA VIỆT TÂN VỀ CUỐN SÁCH CỦA TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM

  KTS - Trên trang mạng Việt Tân ngày 04 tháng 02 năm 2025 đăng tải dòng típ để bôi nhọ, nói sai sự thật sau khi Bộ Công an giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm. Chiều 3/2, tại trụ sở Bộ Công an, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban T...
Floating Image X