(Tindautruongdanchu) - Trong khi đa số người dân ở Việt Nam cũng như đồng bào ta ở
nước ngoài tin tưởng vào đường lối đối ngoại
của Đảng và Nhà nước ta, thì một bộ
phận nhân danh “những người yêu nước”, quan tâm đến “vận mệnh đất nước” lại tỏ
ra “quan ngại”, “lo lắng” với những lý do bất bình thường. Họ cho rằng,
những hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta là “mù mờ do bị chi phối bởi ý thức
hệ lạc hậu”, rằng, “không minh bạch về mục đích, phương hướng”.Họ cho rằng đó
là thủ đoạn ngoại giao “Bắt cá hai tay”, là “Biểu hiện sự hoảng sợ trước sức
mạnh trỗi dậy của Trung Quốc, nên phải cố tìm ra đối trọng”…
Những luận điệu này
có người là do sự ngộ nhận, a dua, do thiếu cân nhắc, thiếu thông
tin, hoặc hiểu chưa đầy đủ, phiến diện về đường lối, hoạt động đối ngoại của
Việt Nam. Nhưng
chúng ta phải hiểu thực chất dã tâm của những người tỏ ra “lo lắng,
băn khoăn” về hoạt động đối ngoại của Việt Nam, chẳng qua là họ muốn Việt Nam
đi theo, ngả theo con đường của Mỹ và Phương Tây; đồng thời học ra sức phá hoại xuyên tạc lý luận
Mác - Lênin, dã tâm của họ tựu trung lại cũng là muốn chúng ta từ bỏ ý thức hệ,
chống lại Trung Quốc, mở đường cho sự can thiệp, chi phối của các lực lượng thù
địch, nhất khi có những va chạm trên Biển Đông và các sự kiện quốc tế có sự đóng góp ý kiến của Việt
Nam.
Công tác đối ngoại có vai trò rất quan trọng
trong việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
cũng như góp phần nâng cao vị thế đất nước. Đất nước ta đã mở rộng và nâng tầm
quan hệ ngoại giao với các nước lớn, tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế
với sự nghiệp đổi mới của Nhân dân ta. Việt Nam đã thực sự “là bạn, là đối tác
tin cậy của tất cả các nước và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng
đồng quốc tế.
Với đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, Đảng và Nhà nước ta luôn lấy độc lập,
tự chủ với thực lực bên trong là yếu tố căn bản, quyết định, kiên quyết không
bị lệ thuộc, chi phối, can thiệp từ bên ngoài. Không ngừng sáng tạo trong
hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại, phù hợp với lợi ích quốc gia -
dân tộc và xu thế thời đại. Nhạy bén, dám nghĩ, dám làm để có suy nghĩ, hành động
vượt tầm quốc gia, đạt đến tầm khu vực và quốc tế. Nỗ lực tìm kiếm đối tác mới,
hướng đi mới trên cơ sở kiên định mục tiêu, tiếp tục quán triệt đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam là bạn, đối tác
trách nhiệm, tin cậy trong cộng đồng quốc tế; đa phương hoá, đa dạng hoá và bảo
đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc dựa trên luật pháp quốc tế, bình đẳng giữa
các quốc gia. Phát huy vai trò tiên phong trong tạo dựng và gìn giữ môi trường
hoà bình, tranh thủ điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và đổi mới đất
nước cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam.
Hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều bước phát triển quan trọng, góp phần tiếp tục khẳng định vị thế của
đất nước ta trên trường quốc tế, đem lại những điều kiện thuận lợi to lớn cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với
gần 190 quốc gia và vùng lãnh thổ; có quan hệ thương mại với 224 đối tác và
quan hệ hợp tác với hơn 500 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại
song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Việt Nam đã đàm
phán, ký kết và thực thi 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các
Hiệp định tự do tế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKFTA. Đặc biệt, Việt Nam đã trở
thành một trong những nước đi đầu khu vực trong việc hình thành các khuôn khổ hợp
tác kinh tế đa phương. Thành quả đó, vừa phản ánh sự đúng đắn về đường lối đối ngoại, cũng như đối ngoại quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta, sự nỗ lực, quyết tâm của các
cấp, các ngành trong cả nước; vừa đem lại niềm tự hào cho dân tộc ta về ý chí
vươn lên, khẳng định mình trong bối cảnh quốc tế đầy biến động, phức tạp và diễn biến khó lường.
Chúng ta hoàn toàn tin tưởng, khẳng định rằng, đường lối, quan điểm, hoạt
động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta là hoàn toàn đúng đắn, hợp lý,
được đông đảo quần chúng
nhân dân trong nước và các quốc gia trên thế giới tin tưởng, ủng hộ; vị
thế, uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao. Bởi vậy, dù cho các thế lực
thù địch, những kẻ thiếu thiện chí và những người ngộ nhận, thiếu hiểu biết ra
sức tung ra những phát biểu thiếu khách quan hay những luận điệu xuyên tạc, thì
với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị đúng đắn, công khai
nhất định vẫn tiếp tục đưa đến những thành công của Việt Nam trên trường quốc
tế.
NGUYỄN TIẾN
