Theo KTS - Trang Facebook Việt
Tân giật tít ʽʽ Họ đã bất chấp dư luậnˮ về một sự việc xảy
ra đã khá lâu nhằm kích thích sự tò mò của người xem, đồng thời đưa thông tin
không đầy đủ, gây hoang mang trong dư luận, giảm sút niềm tin của quần chúng
vào chế độ. Trong một thời gian ngắn khi bài viết xuất hiện, đã có nhiều lượt
tương tác và bình luận không đúng bản chất. Vậy, bản chất của vụ việc này là
gì?
Ngày 07/9/2023, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp báo thông tin về Dự án hồ chứa nước
Ka Pét (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), buổi họp báo do ông Nguyễn Hồng Hải, Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì. Tham dự buổi họp báo còn có ông Dương
Văn An, Ủy viên Trung ương đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận. Theo ông An, sau
khi vụ chuyển mục đích hơn 600 ha rừng để làm hồ chứa nước Ka Pét thông tin
trên báo chí đã có nhiều ý kiến trái chiều, dư luận lo ngại việc "hy
sinh" đất rừng để làm hồ chứa nước này.
Hồ thủy lợi Ka Pét được xây dựng ở Huyện Hàm Thuận Nam (Bình
Thuận), có sức chứa 51,2 triệu m3 nước (nếu hoàn thành sẽ xếp thứ 4/50 hồ thủy
lợi ở Bình Thuận). Tổng mức kinh phí đầu tư là 874 tỉ đồng. Đây là Dự án quan trọng cấp Quốc gia, cấp quyết định chủ trương
đầu tư là Quốc hội (Nghị quyết 93/2019/QH14), cấp quyết định đầu tư là Thủ
tướng Chính phủ, chủ quản đầu tư là Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, đơn vị
quản lý điều hành dự án là Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp
& PTNT tỉnh.
Tổng diện tích sử dụng đất của dự án xây dựng hồ thủy lợi Ka Pét
là 693,31 ha, trong đó diện tích có rừng là hơn 680 ha (680,41 ha). Cụ
thể, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng là 162,55 ha; rừng phòng hộ là
0,91 ha; rừng sản xuất là 471,09 ha, rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là
45,85 ha và diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 12,9 ha. Để thay thế cho 680,41
ha diện tích rừng tự nhiên bị ngập tại hồ thủy lợi Ka Pét, UBND tỉnh đã chỉ đạo
các sở, ngành chức năng tổ chức khảo sát trồng mới với diện tích 1.844 ha (gấp
3 lần diện tích rừng dùng để xây dựng Hồ chứa nước Ka Pét).
Mục tiêu của dự án là cấp nước tưới cho khoảng 7,762 ha đất sản
xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam. Cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm
Kiệm II; tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt người dân khu vực huyện Hàm
Thuận Nam và thành phố Phan Thiết. Phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều
tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận; tăng
dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du
nhất là đoạn qua thành phố Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của
Tỉnh.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, nhất là tình
hình hạn hán diễn ra khốc liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người
dân, với việc đầu tư xây dựng hồ chứa nước Ka Pét có quy mô dung tích chứa 51,2
triệu m3 để cấp nước sẽ góp phần quan trọng trong việc khắc phục tình trạng hạn
hán và phát triển kinh tế xã hội cho huyện Hàm Thuận Nam và vùng phía Nam Bình
Thuận. Dự án ra đời mang lại lợi ích cấp nước tưới cho khoảng 12.000 hộ dân,
với khoảng 51.108 nhân khẩu ở 11/12 xã của huyện Hàm Thuận Nam. Trong đó, có
820 hộ là dân tộc thiểu số (tập trung ở khu vực các xã Mỹ Thạnh, Hàm Cần và Hàm
Thạnh). Số người được hưởng lợi từ việc cấp nước cho sinh hoạt là khoảng
120.000 người, trong đó thành phố Phan Thiết là khoảng 60.000 người.
Kết thúc buổi họp báo đã tổ chức thông tin rộng rãi, tiến hành
tuyên truyền tới mọi người dân, tạo được sự đồng tình, thống nhất cao của dư
luận. Dự án hồ Ka Pét là món quà vô cùng to lớn cho nhân dân huyện Hàm Thuận
Nam và tỉnh Bình Thuận, là tâm tư, nguyện vọng và mong muốn của bà con từ hơn
20 năm nay. Với niềm hy vọng lớn, trong năm tới dự án sẽ đủ điều kiện để khởi
công, công trình ra đời nhân dân vùng hưởng lợi sẽ không còn lo lắng về vấn đề
nước cho sản xuất, cho sinh hoạt mà hàng năm cứ đến mùa khô kiệt là chồng chất
nổi âu lo, vì không đủ nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh họat và cuộc sống.
Trong sự việc này ở
thời điểm đó, trang Facebook Việt Tân cũng đã có nhiều bài viết nhằm chống phá
nhưng đều bị bác bỏ, phủ nhận. Đến nay, khi dự án đã được triển khai bước đầu
thì lại bới móc với những thông tin mập mờ, không căn cứ, nhằm khơi lại sự tò
mò của người xem, đánh tráo khái niệm, gây sự hoang mang, nghi ngờ trong cộng đồng
mạng. Tuy nhiên, mọi người đã quá quen thuộc với các chiêu trò của Việt Tân. Chỉ
có một số ít phần tử phản động, chống đối vẫn tung hô lẫn nhau, đẩy lượt tương
tác của bài viết lên cao, kiếm chút lợi lộc từ các tổ chức phản động, chống đối.
Phải chăng, tổ chức phản động Việt Tân đã cạn ý tưởng để chống phá đất nước ta?
CHU LINH
