Theo
KCT- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay, trải qua 93 năm xây dựng
và phát triển, Đảng lãnh đạo cách mạng đất nước ta đi từ thắng lợi này, đến
thắng lợi khác. Để đạt được thành tựu đó, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thực
hiện song song hai nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt đó là xây dựng, tổ chức thực hiện đường lối chính
trị và kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Cương lĩnh xây dựng
đất nước thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)
khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai
cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm
nguyên tắc tổ chức cơ bản”.
Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, hoạt động đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch trong thời
gian qua đã góp phần nâng cao cảnh giác cách mạng, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn
cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, khẳng định những nguyên tắc cơ bản trong công cuộc đổi mới, nền tảng tư
tưởng của Đảng được giữ vững.
Tuy nhiên, Chủ nghĩa
đế quốc và thế lực tay sai của chúng trong âm mưu chiến lược “diễn biến hòa
bình” chưa bao giờ có ý định từ bỏ việc xác định mục tiêu quan trọng, chính yếu
nhất là tấn công vào hệ tư tưởng, đường lối chính sách của các Đảng Cộng sản,
các Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới nhằm lật đổ, xóa bỏ vai trò cầm
quyền của các Đảng Cộng sản ở các quốc gia này, trong đó có Việt Nam.
Để tiếp tục nâng cao
hiệu quả đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nhằm bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, trong giáo dục lý luận chính trị các cơ sở giáo dục,
đào tạo cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp cơ bản sau:
Một là, cấp ủy Đảng và
chính quyền của các nhà trường, các đơn vị trực thuộc cần tập trung công tác
lãnh đạo, chỉ đạo. Xác định đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một trong những vấn đề trọng
tâm, then chốt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Định hướng
được nội dung đấu tranh, phương pháp, hình thức, lực lượng đấu tranh trong mỗi
giai đoạn cụ thể tùy thuộc vào tình hình, nhiệm vụ cách mạng.
Đồng thời cũng
phải chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức đưa nội dung này lồng ghép
vào trong chương trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học, là yêu cầu bắt buộc
trong công tác chuyên môn.
Hai là, nâng cao nhận
thức cho cán bộ, giảng viên, viên chức của hệ thống Học viện, hệ thống các
trường Chính trị tỉnh, các trung tâm chính trị huyện, thành phố về vị trí, vai
trò của cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nhằm bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng. Toàn đội ngũ cần xác định rõ, đây là nhiệm vụ trọng
tâm, thường xuyên trong công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức của toàn hệ thống chính trị ở mỗi địa phương, cơ sở trong
việc tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền gắn với việc đấu tranh, phòng
ngừa, ngăn chặn các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa trong nội bộ”.
Ba là, nâng cao trình
độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên
chức của hệ thống Học viện, hệ thống các trường Chính trị tỉnh, các trung tâm
chính trị huyện. Muốn đấu tranh, phản bác lại được các luận điệu sai trái, thù
địch thì đội ngũ cán bộ tham gia công tác đào tạo, giáo dục lý luận chính trị
phải vững vàng về chuyên môn, sắc bén về lý luận chính trị. Kiến thức chuyên
môn, kiến thức lý luận chính trị phải đủ sức, đủ tầm vạch rõ được tính sai
trái, tính phản động, tính thiếu khoa học, phi lịch sử, … trong các
luận điệu của các thế lực thù địch một cách thực sự thuyết phục. Chỉ khi đạt
được trình độ đó, đối tượng đấu tranh mới “tâm phục, khẩu phục”.
Bốn là, toàn bộ cán
bộ, giảng viên của hệ thống Học viện, hệ thống các trường Chính trị tỉnh, các
trung tâm chính trị huyện, thành phố trong hoạt động công tác cần kết
hợp việc thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch trong tình hình mới” với Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI
về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030”, Chỉ thị 05-CT/TW
của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đây là
cơ sở cho việc đổi mới mạnh mẽ công tác tư tưởng, lý luận theo hướng khoa học,
thiết thực, kịp thời và hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa
học cần lấy người học làm trung tâm, phát huy vai trò của người học, lôi cuốn
học viên vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đấu tranh luận điệu sai
trái, thù địch trên không gian mạng (Mời học viên cùng tham gia trang, nhóm
chính thống trên mạng xã hội của Tỉnh, của nhà trường để cùng định hướng nội
dung, phương pháp, hình thức hợp tác đấu tranh). Lưu ý khi đấu tranh cần dùng
biện pháp nêu gương, phương châm: Lấy cái tốt đè cái xấu. Không sa đà vào việc
công kích cái xấu, vô hình chung sa bẫy của các thế lực thù địch.
Năm là, hệ thống Học
viện, hệ thống các Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm chính trị huyện, thành
phố chú trọng việc xây dựng lực lượng nòng cốt trong đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Lực lượng
này chủ yếu bao gồm cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn sâu, lý luận sắc
bén có nhiệm vụ tham mưu giúp cấp ủy, lãnh đạo nhà trường định hướng nội dung
đấu tranh, hình thức, phương pháp đấu tranh đồng thời họ là những người chủ lực
trực tiếp thực hiện công tác này.
Sáu là, tập thể lãnh
đạo và cán bộ giảng viên, viên chức các cơ sở đào tạo, giáo dục lý luận chính
trị thích ứng, theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, làm chủ việc ứng
dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy và các nhiệm vụ chính trị khác để đấu
tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch. Tranh thủ, tận dụng, làm chủ
mạng xã hội là công cụ hữu ích để tuyên truyền, đấu tranh.
Có thể nói, chưa bao
giờ các thế lực phản động có ý định từ bỏ việc chống phá cách mạng Việt Nam,
xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vài trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hòng làm lu mờ
và tiến tới xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng. Việc nhận diện, phân tích và làm
rõ hoạt động chống phá của chúng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm
vụ của mọi cấp, mọi ngành, mọi lực lượng, trong đó cán bộ, giảng viên, viên
chức ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đóng vai trò đặc biệt
quan trọng góp phần định hướng, xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân với
Đảng và Nhà nước - mối quan hệ quyết định sự tồn vong của Đảng. Ý thức được
trách nhiệm nặng nề đó, mỗi cán bộ, giảng viên trường chính trị cấp tỉnh thường
xuyên tu dưỡng, rèn luyên nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn,
trình độ lý luận chính trị, củng cố niềm tin chính trị vào Đảng, tuyệt đối
trung thành bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và lan tỏa niềm tin đó đến với đông đảo
quần chúng nhân dân./.
KHẮC SỰ

Hay quá. Bài viêt rất sâu sắc
ReplyDelete