(Tindautruongdanchu)-Giữ
vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ không chỉ là bổn phận, trách nhiệm của mọi cán bộ,
chiến sĩ tại ngũ, mà còn là tình cảm, bản lĩnh của những người từng một thời
khoác trên mình bộ quân phục Quân đội nhân dân Việt Nam.
Dân bầu, Đảng cử là hợp hiến và hợp lòng dân
- Bóc trần thủ đoạn xuyên tạc việc ban hành Quy định về trách nhiệm nêu gương
- Tuyên án 4 kẻ tuần hành trái phép và đập phá xe đặc chủng
- Bùi Thị Minh Hằng từ một 'ác quỷ' hóa thân thành 'nữ tướng nhân quyền'
- Sự thật về 'quỷ cái' mang danh đấu tranh dân chủ Bùi Thị Minh Hằng
Phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ là những giá trị kết tinh từ
bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam do các thế hệ cán
bộ, chiến sĩ dày công vun đắp, xây dựng và truyền giữ trong suốt 74 năm qua.
Phẩm chất ấy đã trở thành những giá trị đạo đức, văn hóa quân sự cao quý của
người lính Bộ đội Cụ Hồ. Vì vậy, giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ không chỉ là
bổn phận, trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ tại ngũ, mà còn là tình cảm, bản
lĩnh của những người lính từng một thời khoác trên mình bộ quân phục Quân đội
nhân dân Việt Nam.
Hội cựu chiến binh phường Tân Thanh, Tp Điện Biên Phủ tham gia công tác giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn (ảnh Cổng thông tin điện tử thành phố Điện Biên Phủ)
Được rèn luyện, trưởng thành trong hai cuộc kháng
chiến giải phóng dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ
quốc, hiện cả nước ta có gần 3 triệu hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Hội
Cựu chiến binh Việt Nam nói chung, mỗi cựu chiến binh nói riêng luôn là chỗ dựa
tin cậy của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Tiếng nói của các cựu
chiến binh được ví như “tiếng nói của đạo lý, lẽ phải” nên có sức thuyết phục
đối với nhân dân và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong mọi hoạt động.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hội
cựu chiến binh các cấp là “Tham gia góp ý xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền,
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân; đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn
hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Nhiệm vụ
này không chỉ nói lên vai trò, trách nhiệm to lớn của hội cựu chiến binh đối
với đất nước, xã hội và chế độ ta; mà còn thể hiện tình cảm, niềm tin của Đảng,
Nhà nước và nhân dân dành cho những người đã một thời cầm súng chiến đấu, phục
vụ chiến đấu giải phóng quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, trọng trách nặng nề
đó đòi hỏi mỗi cựu chiến binh phải luôn thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với
Đảng, Tổ quốc, chế độ và nhân dân.
Những nét tiêu biểu đó thể hiện
bản chất, truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào
cũng luôn “Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân”. Đối với mỗi người
lính Cụ Hồ, lời thề đầu tiên là “Hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam XHCN” đã ăn
sâu vào suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm và trở thành cẩm nang trong suốt hành
trình, cuộc đời quân ngũ của mình. Có lòng trung thành với Tổ quốc thì tất yếu
phải có tinh thần sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn, là phẩm giá cao đẹp của người
quân nhân cách mạng.
“Hy sinh” ở đây không chỉ có nghĩa là sẵn sàng đón
nhận cái chết về mình để mang lại độc lập, tự do, trường tồn của Tổ quốc và
cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, mà
còn bao hàm cả ý nghĩa dám đương đầu và không bao giờ khuất phục trước mọi khó
khăn, thử thách; không để cho những lợi ích cá nhân nhỏ bé, tầm thường cám dỗ
mà làm ảnh hưởng đến những lợi ích của cộng đồng, xã hội và đất nước. Ở một
nghĩa khác, “hy sinh” là tự nguyện đóng góp công sức, trí tuệ, tài năng của
mình để góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Do vậy, dù đương chức
hay về hưu, dù trong quân ngũ hay đã xuất ngũ, việc giữ gìn, rèn luyện và thể
hiện đức hy sinh ở mọi lúc, mọi nơi, là góp phần bảo toàn những giá trị cao đẹp
của Bộ đội Cụ Hồ.
Tuy nhiên, những năm qua, trong khi hầu hết các cựu
chiến binh một lòng một dạ trung thành với Tổ quốc, Đảng và nhân dân, tiếp tục
giữ vững, phát huy những phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận mới
và có nhiều công lao đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, thì vẫn còn một số ít cựu chiến binh có những biểu hiện thiếu gương mẫu
trong cuộc sống, sinh hoạt ở nơi cư trú; phát ngôn, tham gia viết sách, viết
hồi ký có nội dung chưa trung thực với lịch sử; thái độ tiền hậu bất nhất, nói
và làm không nhất quán khi đương chức với lúc về hưu như Nghị quyết Trung ương
4 khóa XII đã chỉ ra. Những biểu hiện đó
ít nhiều gây ảnh hưởng đến niềm tin của xã hội vào sự nghiệp cách mạng của Đảng
ta.
Là những người đã trải qua những năm tháng gian khổ,
được giáo dục, rèn luyện, bồi đắp cả về tư tưởng, ý chí, tinh thần, bản lĩnh,
trách nhiệm, lý trí của người chiến sĩ cộng sản, với kinh nghiệm từng trải,
nhiệt huyết của mình, cựu chiến binh luôn là một trong hình mẫu lý tưởng về
nhân cách cho thế hệ trẻ học tập, noi theo. Vì vậy, mỗi cựu chiến binh chính là
tấm gương sống truyền thụ kinh nghiệm, giáo dục cho thế hệ trẻ sống có lý
tưởng, niềm tin và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước. Khi mỗi cựu chiến
binh giản dị trong lối sống, mực thước trong nói năng, ứng xử, đề cao trách
nhiệm tham gia công việc của cộng đồng, thì đó chính là một cách truyền cảm
hứng lối sống tích cực cho thế hệ trẻ và xã hội.
Sau khi rời môi trường quân ngũ, các cựu chiến binh,
cựu quân nhân trở về với cuộc sống đời thường. Môi trường xã hội bao giờ cũng
đa dạng, phong phú hơn và phức tạp hơn so với môi trường quân ngũ. Trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay, trước sự tác động cả mặt thuận và mặt trái của thời
đại công nghệ số, các luồng thông tin xã hội vừa đa chiều, vừa hỗn tạp. Trước
“đại dương thông tin” mênh mông đó, đòi hỏi các cựu chiến binh phải luôn tỉnh
táo, sáng suốt để nhận diện, phân biệt được những thông tin thật - giả, đúng -
sai, tốt - xấu để tinh lọc, tiếp thụ, làm chủ được những thông tin tin cậy,
chính xác, qua đó góp phần định hướng, tạo dựng niềm tin lành mạnh cho thế hệ
trẻ.
Tự do thông tin, tự do ngôn luận là một trong những
quyền cơ bản của công dân. Là những người trải qua chiến đấu, rèn luyện, công
tác trong quân ngũ và từng trải trong cuộc sống, thế nên tiếng nói của cựu
chiến binh thường có “sức nặng” nhất định trong xã hội. Tuy vậy, việc thể hiện
quyền bày tỏ, biểu đạt thông tin của cựu chiến binh cũng cần bảo đảm mực thước,
phù hợp với đạo lý và pháp lý; tránh thông tin quá đà, nói năng thái quá hay
góp ý, phản biện chưa thiện chí, thiếu tinh thần xây dựng. Vì thực tế cho thấy,
có những cựu chiến binh tuy hăng hái, năng nổ, nhiệt tình, song chưa có phương
pháp đóng góp ý kiến hợp lý, hợp tình, đúng mực nên có thể bị hiểu lầm, bị kẻ
xấu lợi dụng từ đó tự làm tổn thương hình ảnh của chính mình trong cộng đồng.
Hình ảnh cựu chiến binh là hình ảnh trân quý trong xã
hội. Vì họ là đại diện của một lớp người tiêu biểu từng có những năm tháng hy
sinh, cống hiến cho Tổ quốc và nhân dân. Tuy đã rời xa quân ngũ, song các cựu
chiến binh, các cựu quân nhân vẫn luôn canh cánh bên mình trách nhiệm với Tổ
quốc, với nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Việc làm thiết thực đó đã góp
phần giữ gìn và tỏa sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân.
Nguyễn Sắn

Chúng tôi rất tự hào và ngưỡng mộ về những hi sinh, đóng góp cho Tổ quốc và nhân dân của các cựu chiến binh. Các đồng chí tiếp tục phát huy những việc làm thiết thực, không ngừng tu dưỡng rèn luyện bản lĩnh và phẩm chất đạo đức, tỏa sáng hình ảnh "Bộ Đội Cụ Hồ" Không để kẻ xấu lợi dụng, xúi dục kích động!
ReplyDelete