Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Wednesday, October 03, 2018 , 1 comment

(Tindautruongdanchu)-Trong chuyên mục  'Chiến sĩ hỏi' có đặt ra câu hỏi 'phản động là gì?' và để có cách nhìn 'thỏa đáng' về thuật ngữ này, Đấu trường dân chủ tổng hợp các 'góc độ' của độc giả.

>Bắt giữ đối tượng phát tán tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công


Ngay sau khi Đấu trường dân chủ đăng tải 'Phản động là gì?' trên chuyên mục 'Chiến sĩ hỏi' đã nhận được rất nhiều thư hồi âm của độc giả cũng như bình luận chính thức trên trang fancepaage chính thức của Đấu trường dân chủ. Sau khi tổng hợp, Đấu trường dân chủ tạm đưa ra quan niệm về 'Phản động là gì?' như sau:


Phản động


Phản động hiểu một cách 'nôm na', 'thông dụng' là những kẻ chống phá, phá hoại đất nước, dân tộc, con người (cuộc sống bình yên, an toàn, hoạt động của con người trên các lĩnh vực),... Theo cách hiểu này, những người thực hiện hành vi phá hoại (xâm phạm, phá vỡ, phá bỏ, tước đoạt,...) vào đất nước, dân tộc, con người... đều bị coi là 'phản động'.


Ở góc độ hẹp hơn, phản động chính là tội phạm xâm phạm đến an ninh Quốc gia. Ở cách hiểu này, phản động chỉ bị bó hẹp đối với các cá nhân bị truy cứu trách nhiệm pháp lý hình sự về một tội danh nhất định trong các tội danh xâm pham an ninh quốc gia còn nếu xâm phạm vào các tội danh khác không phải là an ninh quốc gia thì không phải bị coi là 'phản động'.



Bùi Thị Minh Hằng từ 'người đẹp' chuyển hóa thành 'phản động' và câu hỏi về lằn ranh 'phản động' với không phản động là gì ?

Từ cách hiểu rộng, hẹp khác nhau về 'phản động', chúng tôi 'tạm đưa ra khái niệm phản động' là: 


Phản động là hành vi vi phạm, có lỗi của cá nhân xâm phạm giá trị chuẩn mực của quốc gia, dân tộc do người có năng lực trách nhiệm pháp lý tiến hành nhằm mục đích gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.  


>Phản động là gì ?


Đăc trưng của phản động


Từ khái niệm trên, để phân biệt phản động với không phản động phải căn cứ vào các đặc trưng cơ bản của phản động sau:


- Phản động phải là hành vi (hành động hoặc không hành động) được xác định bởi cá nhân. Tức là 'phản động' được hiểu hiện ra bên ngoài khách quan bằng hành vi của cá nhân (con người cụ thể) hành vi đó có thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. 


-Phản động phải là hành vi có lỗi. Hành vi có lỗi của phản động thể hiện trạng thái tâm lý của cá nhân thực hiện hành vi thông qua: lý trí và ý trí. Lỗi thể hiện bằng cố ý (trực tiếp, gián tiếp) hoặc vô ý (tự tin hoặc do cẩu thả) nhưng đối với phản động thường chỉ bằng lỗi cố ý.


-Tính trái chuẩn mực quốc gia, dân tộc của hành vi phản động với mục đích xâm hại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Ở đây không chỉ có hành vi xâm phạm vào an ninh quốc gia mà còn xâm phạm cả trật tự an toàn xã hội, giá trị chuẩn mực của một dân tộc.


- Chủ thể thực hiện hành vi phản động là cá nhân có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm pháp lý gắn liền với quy định của hệ thống pháp luật theo mỗi loại, trong đó có năng lực trách nhiệm pháp lý hình sự, dân sự, hành chính, kỷ luật...


Khi thỏa mãn đủ 4 dấu hiệu trên mới bị coi là phản động.


Tổ chức phản động


Từ khái niệm phản động hình thành nên các khái niệm như nhóm, hội, tổ chức,... phản động. Theo đó, dù nhóm, hội, hay tổ chức,... phản động thì cần phải thỏa mãn hai dấu hiệu.


Một là, thỏa mãn điều kiện về nhóm, hội, tổ chức... theo quy định. Chẳng hạn, tổ chức thì thuộc loại tổ chức nào như tổ chức chính trị, tổ chức nhà nước, tổ chức  kinh tế,... gắn theo đó là các điều kiện, tiêu chuẩn do pháp luật quy định.


Hai là, nhóm, hội, tổ chức đó là tập hợp, liên kết của các cá nhân phản động trong đó có phân rõ vai trò, vị trí của các thành viên trong cơ cấu, tổ chức tương ứng. 


Tập hợp các cá nhân phản động vào các hội, nhóm, tổ chức là sự liên kết chặt chẽ có tính tổ chức, ý thức kỷ luật theo điều lệ của hội, nhóm, tổ chức theo đó sẽ có các vị trí với vai trò, chức năng khác nhau trong hội, nhóm, tổ chức và gắn liền với vị trí đó hình thành cơ cấu tổ chức trong hội, nhóm, tổ chức phản động.


Tạm thời, đấu trường dân chủ mới chỉ đưa ra những nội hàm nhất định liên quan đến câu hỏi 'phản động là gì?' và có thể bạn còn có ý kiến khác, cách nhìn khác rất mong nhận được bình luận hoặc thư hồi âm của bạn về vấn đề này (mọi liên lạc xin gửi về chiasekienthucnet@gmail.com).


Lê Sự (biên tập)

Tags:
  1. Rất chí lý và rất chính xác về 'phản động' núp bóng zâm loạn chủ ở Việt Nam

    ReplyDelete

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X