(Tindautruongdanchu)-Học thuyết "phản kháng phi bạo lực"
được thể hiện cụ thể trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ
nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ, đã góp phần quan trọng làm cho Liên Xô và hàng
loạt các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, Mỹ và các đồng minh giành chiến thắng mà
không cần tiến hành chiến tranh. Từ đó đến nay, một số thế lực ở Mỹ không ngừng
sử dụng chiến lược này nhằm lật đổ chế độ cầm quyền ở một số quốc gia và họ đã
giành thắng lợi trong một số trường hợp như lật đổ chế độ cầm quyền. Phong trào
phản kháng phi bạo lực đã trở thành công cụ đảo chính nguy hiểm.
Lợi dụng vụ đánh bạc nghìn tỉ để ‘nói xấu’ chế độ
- Vụ cưỡng chế Chùa An Cư: Biến nhà ở thành 'chùa' để vu khống chính quyền!
- Kẻ phản bội Lê Thu Hà bị 'ghẻ lạnh' ở Đức?
- Bài học đắt giá cho những ai coi thường luật pháp!
- Y án blogger Nguyễn Hồng Nguyên về hành vi bôi nhọ Đảng, Nhà nước
Thế giới đã chứng kiến những biến động chính trị đầy phức tạp diễn
ra ở Đông Âu, Trung Đông và Bắc Phi. Sau Chiến tranh lạnh, dư luận quốc tế đã
từng biết đến các cuộc "cách mạng sắc mầu", "cách mạng
nhung" nhằm lật đổ chế độ cầm quyền ở một số nước như Nam Tư (2000),
Ucraine (2004, 2014), Kyrgyzstan (2005), diễn ra theo kịch bản của phương Tây
và được các tổ chức phi chính phủ một số nước tài trợ.
Thực tiễn triển khai học thuyết phản kháng phi bạo lực:
Trong không gian hậu Xô Viết
Thủ đoạn gian lận trong bầu cử: Lợi dụng tính chất khó
kiểm soát kết quả bầu cử, kết hợp với ưu thế làm chủ các phương tiện thông tin
đại chúng, các thế lực bên ngoài mở chiến dịch tuyên truyền mua lá phiếu của
các cử tri và dựng lên cái gọi là "gian lận trong bầu cử" nhằm làm
mất uy tín của chính phủ đối lập, vừa tạo cơ hội tổ chức bầu cử lại để tranh
giành thắng lợi cho các lực lượng đối lập.
Thủ đoạn gây bạo loạn: Khi các thủ đoạn trên không thành, các thể
lực phản động áp dụng thủ đoạn gây bạo loạn cướp chính quyền. Đây là con bài
cuối cùng của học thuyết phản kháng phi bạo lực.
Thể hiện học
thuyết “Phản kháng phi bạo lực” trong “Mùa xuân Arập”
“Mùa xuân Arập” là sự biến thái các cuộc
“cách mạng sắc màu” vì: Thứ nhất, nó đều nhằm thay đổi chế độ cầm quyền. Chỉ
khác là, nếu các cuộc “cách mạng sắc màu” mượn cớ phản đối sự “gian lận trong bầu
cử tổng thống” để giành chính quyền thì “các lực lượng cách mạng” trong “Mùa
xuân Arập” xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Thứ hai, “công nghệ
cách mạng” đều dựa trên cơ sở luận thuyết chính trị mang tên học thuyết “Phản
kháng phi bạo lực”. Thứ ba, gương mặt của các nhà tổ chức các cuộc “cách mạng
hoa hồng”, “cách mạng cam” và “Mùa xuân Arập” vẫn là cơ quan tình báo của các
nước phương Tây, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ tài trợ dân chủ hay cả các
lực lượng đặc nhiệm từ bên ngoài có chức năng huấn luyện chiến thuật cho các lực
lượng đối lập. Tuy nhiên “công nghệ cách mạng” trong “Mùa xuân Arập” có sự khác
biệt là sử dụng bạo lực một cách quyết liệt nhất.
Học thuyết “Phản kháng phi bạo lực” là một
luận thuyết chính trị được giới cầm quyền ở Mỹ và một số nước phương Tây sử dụng
như một công cụ để loại bỏ chế độ cầm quyền ở những quốc gia nào không đáp ứng
mục tiêu đề ra trong chiến lược toàn cầu của họ là phát triển “các giá trị dân
chủ” hay “nhân quyền” trên khắp thế giới, thực chất là toàn cầu hóa thị trường
tiêu thụ sản phẩm và đầu tư, giành giật tài nguyên năng lượng và nguyên liệu.
Hoàng
Chính
