(Tindautruongdanchu)-LTS: Sau những 'lùm xùm' quanh việc phát ngôn của một số sử gia và báo chí cố tính 'phỏng vấn' đăng tải những quan điểm đã từng vấp phải sự 'phản đối' về cái gọi là thực thể Việt Nam cộng hòa có nên công nhận là một thực thể độc lập, một chính quyền hợp pháp đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam hay không. Đấu trường dân chủ xin đăng tải bài viết của tác giả Trần Văn Sẻn về bức tranh đầy đủ nhất về 'thực thể Việt Nam cộng hòa' để có cái nhìn đa chiều hơn, rộng hơn trước khi chúng ta quyết định có nên 'thừa nhận' hay 'không thừa' nhận về thực thể này.
Chính quyền Việt Nam cộng hòa không bao giờ là chính nghĩa (bài 1)
- Sao bằng được phải sửa lịch sử để cộng nhận 'Việt Nam cộng hòa là một thực thể'
- Kẻ phản bội Tổ quốc Nguyễn Văn Đài sang Đức 'tị nạn chính trị' chỉ để viết blog?
- Thủ đoạn tạo xu thế hướng ngoại tiêu cực cho giới trẻ Việt Nam của tổ chức phản động Việt Tân
- Tiền ở đâu mà nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Lân Thắng liên tục 'xuất ngoại'?
LTG: Cho đến những ngày cuối cùng của chế độ, VNCH cũng chỉ là con cờ nằm “trong tay” Mỹ, như Kissinger đã khẳng định trong mật điện gửi cho Đại sứ Martin ngày 26 tháng 4, 1975: "Bất cứ điều đình nào cũng phải là giữa Hoa kỳ và phía Bắc Việt chứ không phải giữa Sài gòn và Hà Nội" .
Bài 2: Chính quyền Việt Nam cộng hòa đã từng độc lập, tự chủ?
Bài 2: Chính quyền Việt Nam cộng hòa đã từng độc lập, tự chủ?
VNCH chưa bao giờ cho thấy sự độc lập - tự chủ của mình đối với ngoại bang. Tiền thân của VNCH là Quốc Gia Việt Nam thì lệ thuộc Pháp, còn VNCH thì lệ thuộc Mỹ, dựa vào Mỹ để sinh tồn. Trong suốt thời kỳ chiến tranh 1955-1975, Mỹ áp đặt VNCH trên mọi lĩnh vực, từ quân sự, chính trị, đến kinh tế. Sự lệ thuộc gần như tuyệt đối này được Nguyễn Văn Thiệu khẳng định với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Humphrey, khi ông vừa đắc cử tổng thống của nền Đệ nhị Cộng hoà vào năm 1967: " … chúng tôi còn cần phải có sự hiện diện của Hoa kỳ với mức độ hiện tại", khi Humphrey thông báo về ý định giảm viện trợ cho miền Nam: "Thêm vài năm nữa với cùng một mức độ viện trợ quân sự và kinh tế như hiện nay thì chắc không thể có !" [29].
Trong một bài viết gửi cho BBC từ Mỹ ngày 10/8/2014 với tiêu đề “Từ Watergate đến sụp đổ Sài Gòn”, Nguyễn Tiến Hưng - Cựu Tổng trưởng Kinh tế của VNCH, đề cập đến Giáo sư Warren Nutter, cựu Phụ tá Tổng Trưởng Quốc Phòng, đặc trách phần tài chính của chương trình Việt Nam Hoá than phiền: "Không có nhân vật cao cấp nào trong chính phủ để ý đến vấn đề Việt Nam nữa!". Chỉ vài ngày, sau khi TT. Ford viết bức thư cho TT. Thiệu cho biết: Ủy Ban Chuẩn Chi Thượng Viện đã cắt thêm nữa: Từ mức quân viện cho Tài khóa 1973 là 2.2 tỷ đô la, bây giờ (1974) cắt xuống còn 700 triệu. Điều chỉnh theo lạm phát thật cao lúc ấy thì mãi lực của số tiền này chẳng còn bao nhiêu. Thực là tin sét đánh cho Bộ Tổng Tham Mưu VNCH. Đối với TT. Thiệu một chút hy vọng khi nhận được thư đầu tiên của vị Tân Tổng thống Mỹ đã tan biến đi như mây khói [30].
Mỹ đã đổ vào Việt Nam một kinh phí khá lớn để duy trì cuộc chiến, 2.2 tỷ đô la cho năm tài khóa 1973. Việc này tạo nên hiện tượng “phồn vinh giả tạo” khiến một số người lầm tưởng trước 1975, VNCH phồn vinh hơn các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Worldbank trong Bảng A1. Annual Growth Rate of GNP per Capita, by Region and Country, 1950-1975 (trang 79) cho thấy:
Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của Tổng sản phẩm quốc gia (GNP: Gross National Product) Việt Nam giai đoạn 1950 - 1975 chỉ có 0,5%, chỉ cao hơn chút ít so với Lào (0,3%) và Campuchia (- 1,4%), nhưng thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực: Thua Indonesia 4 lần (2.0%), thua cả Thái Lan 7 lần (3,6%), thua xa Hàn Quốc đến 10 lần (5,1%) [31].
Table Al. Annual Growth Rate of GNP per Capita, by Region and Country, 1950-1975
|
Ghi chú: n.a: not available
Thật ra, vì hoàn cảnh chiến tranh trong giai đoạn đó, “nội lực kinh tế’ của cả hai miền Nam Bắc rất èo uột, với lượng nông sản, lâm sản và thủy sản khiêm tốn mỗi năm. Miền Nam nhờ có nguồn viện trợ của Mỹ nên có vẻ phồn vinh hơn miền Bắc về lĩnh vực kinh tế. Viện trợ hậu hỉ của Hoa Kỳ cho miền Nam, đã nhanh chóng hình thành nên tâm lý dựa dẫm vào Mỹ, tâm lý này được Nguyễn Tiến Hưng - Cựu Tổng trưởng Kinh tế của VNCH mô tả: “Nhìn lại giữa thập niên 1960, ta thấy cái tâm lý này nó đã mau bén rễ. Nền kinh tế Việt Nam bé nhó, hậu tiến, sản xuất căn bản là nông nghiệp. Khi quân đội Mỹ ào ạt kéo sang, nhu cầu quốc phòng, tiêu dùng, xây dựng hạ tầng cơ sở nhảy vọt. Mà sản xuất nội địa còn yếu kém, căn bản chỉ là gạo thóc. Để tránh tình trạng khan hiếm, lạm phát phi mã thì chỉ còn cách nhập hàng hoá từ ngoài vào. Nhưng lại nhập quá nhiều và quá nhanh. Tài trợ nhập hàng hoá gồm bốn nguồn: viện trợ nhập cảng (CIP)(Capital Improvement Projects có nghĩa là những dự án chính) + viện trợ thực phẩm phụng sự hoà bình + viện trợ dự án + số đô la phía Mỹ mua tiền Việt Nam. Tổng số này đang từ 162 triệu năm 1964 tăng lên tới 830 triệu năm 1966, cao hơn năm lần. Tiền bạc dồi dào, cứ thế mà xài. Chi tiêu công cũng như tư có bề thả lỏng.”. Khi chiến tranh leo thang, kinh tế miền Nam khó phát triển, nhiều lãnh vực lại còn tụt hậu, cung ứng cho nhu cầu của nhân dân từ ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, tới vận chuyển, xây cất, phần rất quan trọng được đáp ứng từ "viện trợ Mỹ". Vì lệ thuộc vào viện trợ quá nhiều như vậy, nền kinh tế miền Nam tất phải gắn liền với những gì xảy ra cho nền kinh tế Mỹ. Nếu kinh tế Mỹ khó khăn là sẽ có áp lực giảm viện trợ cho miền Nam [32].
Vì thế cho nên, sau khi Mỹ cắt viện trợ và rút đi thì miền Nam trở lại tình trạng èo uột cố hữu của mình và sụp đổ nhanh chóng từ vật chất đến tinh thần, từ kinh tế đến quân sự. Khi Mỹ giảm viện trợ xuống còn 1,1 tỷ đô la vào năm 1974, nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa lâm vào cuộc khủng hoảng với lạm phát ở mức 200% [33].
Sự lệ thuộc toàn diện của VNCH vào Hoa Kỳ được Nguyễn Văn Thiệu thú nhận, khi thố lộ với Nguyễn Tiến Hưng vào đầu hè 1974: "… Thoạt tiên ở Midway (họp với Nixon năm 1969), họ nói với tôi là Mỹ sẽ rút vài ngàn quân, nhưng còn duy trì nửa triệu quân chiến đấu ở Việt nam; sau đó, họ rút thêm quân, và nói sẽ trang bị cho quân đội Việt Nam cộng hoà để đền bù sự triệt thoái này. Đến năm 1972, khi triệt thoái tiến nhanh hơn, họ nói với tôi "Đừng có lo, chúng tôi sẽ đóng lại một lực lượng nhỏ (residual force) là Mỹ sẽ tăng cường yểm trợ bằng không lực. Đến khi họ rút lui toàn bộ, cả lục quân lẫn không quân, họ hứa sẽ tăng viện trợ và tiếp tục duy trì sự có mặt của Đệ thất hạm đội cùng các căn cứ không quân ở Thai Lan để yểm trợ khi cần. Bây giờ, anh nói với tôi viện trợ Mỹ bị cắt 60 phần trăm. Vậy ta còn gì nữa?" [34].
Tới cuối năm 1974 thì đạn dược và xăng nhớt đã cạn kiệt. Theo dự tính của Bộ Tổng Tham Mưu VNCH: Dự trữ đạn dược tồn kho chỉ còn cung ứng được từ 30 tới 45 ngày. Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng kết luận rằng: “Nếu tình hình chiến sự cứ tiếp tục xảy ra theo cùng một nhịp độ thì: Số đạn tồn kho sẽ hết vào tháng 6/1975 nếu không nhận được thêm viện trợ.” [30]. Hoàng Đức Nhã, cựu bí thư của tổng thống Thiệu cho rằng thất bại của Sài Gòn vào mùa Xuân năm 1975 thực ra "đã được định đoạt" từ khi người đồng minh Hoa Kỳ không còn giữ cam kết hậu thuẫn cho chính quyền VNCH như đã hứa hẹn từ trước nữa: "Lúc năm 1975, quân đội không còn phương tiện để chống Cộng sản Bắc Việt nữa là vì Hoa Kỳ không còn giữ lời hứa theo Hiệp định Paris là 'đổi một lấy một', tức là mình mất một cây súng thì Hoa Kỳ cho một cây súng, thiếu một viên đạn, Hoa Kỳ cấp một viên đạn." [35].
Ba mươi năm sau ngày thống nhất, Nguyễn Tiến Hưng đã băn khoăn bộc bạch: “Như vậy, ta có thể đặt câu hỏi quan trọng về phương diện lịch sử, là: Nếu như không có biến cố 30-4-1975 thì tới tháng Sáu, cho già lắm là tháng Tám hay tháng Chín, quân lực Việt nam cộng hoà sẽ lấy gì mà chiến đấu? Đã đến lúc phải giải ngũ?” [32].
Thật là thảm họa cho VNCH, cho dù Mỹ đã bỏ rơi miền Nam, nhưng số tiền Mỹ đã đổ vào, nhằm tăng cường nỗ lực chiến tranh cho miền Nam vẫn được xem là món nợ. - món nợ mà miền Nam không thể trả, nên cả nước phải trả vài thập niên sau đó. Năm 1997, Hoa Kỳ buộc Việt Nam phải trả 140 triệu đô la (số tiền mà VNCH đã vay của Mỹ trước 1975) cho việc xây dựng hệ thống đường sắt và hệ thống nước và một nhà máy điện cho Sài Gòn - thủ đô trước đây của miền Nam Việt Nam, bây giờ gọi là thành phố Hồ Chí Minh; trong đó có 12 triệu USD cho các khoản vay chưa trả trong chương trình "Thực phẩm phụng sự Hòa bình", để đạt được thỏa thuận thương mại rộng rãi với Washington (… now worth about $140 million, incurred by the Saigon Government before it fell to North Vietnamese forces in 1975. Many of those debts were incurred to bolster the South's war effort, including the country's main railroad and water system, and a major power plant for Saigon, the former South Vietnamese capital, now called Ho Chi Minh City.” … “Vietnam balked at repaying $12 million in outstanding loans for the ''Food for Peace'' program, …”). Việt Nam sẽ có 20 năm để hoàn trả các khoản vay đã được cấp cho miền Nam [36]. Món nợ này được Nguyễn Tiến Hưng xác nhận trong quyển ‘Khi Đồng Minh Tháo Chạy’ (chương 8 phần III, Tin sét đánh): Quốc hội Mỹ bắt thay đổi ngân khoản viện trợ trong chương trình "Thực phẩm phụng sự hoà bình" (Food For Peace hay PL 480) từ "cho không" sang "cho vay". Rồi ông cũng đã chua xót mà thốt lên: “Nhìn vào viễn ảnh kinh tế, tài chính và quân sự Miền Nam cuối năm 1974 như nhìn vào chân trời tím. Những đám mây đen đặc đang ùn ùn kéo tới báo hiệu cho một cơn bão tố từ xa xa. Và như vậy, ta có thể đặt thêm một câu hỏi khác: từ năm 1976 Việt Nam cộng hoà sẽ lấy tiền đâu trả lương cho quân đội và cảnh sát? Sau 30 năm, tôi cũng chưa tìm ra được câu trả lời. Khi không còn tiền trả lương, chắc chỉ còn một giải pháp là giải ngũ? Trên thực tế, năm 1974 đã là năm quyết định số mệnh cho Miền Nam rồi vậy” [32].
Trong những ngày tháng 4 - 1974, chính quyền Thiệu đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi tình hình tiếp liệu trở nên nguy ngập, Thiệu nhờ cậy Đại sứ Martin, đồng thời yêu cầu các phái đoàn Quốc hội VNCH sang cầu viện tại Washington. Đầu tháng 5 - 1974, Tổng thống Thiệu cử Đại tướng Viên đi Mỹ cầu viện. Ông Viên mang theo một danh sách nhu cầu cấp bách về quân dụng cho VNCH: Trọng pháo 105 ly và 155 ly, đạn dược, dụng cụ truyền tin, và ngân khoản để duy trì khả năng chiến đấu [37]. Trong tài liệu báo cáo do tướng Murray cùng với Bộ Tổng tham mưu trình lên, phân tích ảnh hưởng của các mức quân viện tới khả năng chiến đấu, phân chia theo từng quân, binh chủng, tóm tắt như sau:
- Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỷ thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả bốn Vùng Chiến Thuật;
- Nếu là 1,1 tỷ thì Quân khu 1 phải bỏ;
- Nếu là 900 triệu thì khó lòng giữ được QK I và II, hoặc khó đương đầu với cuộc tổng tấn công của Bắc Việt;
- Nếu là 750 triệu thì chỉ có thể phòng thủ vài khu vực chọn lọc, và khó điều đình được với Bắc Việt;
- Nếu quân viện dưới 600 triệu thì Chính phủ Việt nam cộng hoà chỉ còn giữ được Sài gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long. [38]
Cuối 1974 và đầu 1975, ông Thiệu tiếp đón một số nghị sĩ, dân biểu Mỹ, để yêu cầu họ khuyến cáo cho Quốc hội Mỹ nương tay. Ông Thiệu chỉ luôn luôn biện luận trên căn bản là hai nước đã chiến đấu với nhau trong hai mươi năm và đã có tới năm Tổng thống Mỹ ủng hộ Việt nam cộng hoà [37]. Sau khi những nổ lực cầu cứu của ông Thiệu với chính phủ Hoa Kỳ đều rơi vào vô vọng! Ý niệm đi “vay viện trợ” (lấy cả vàng trong ngân khố ra “thế chân”) được bàn luận trong một phiên họp giữa ông Thiệu với dân biểu Steven Symms (Cộng hoà, Idaho), Đại sứ Martin vào ngày 5/3/975. Ông Thiệu dự tính khoản vay Hoa Kỳ 03 tỷ USD trong 03 năm được "thế chân" bằng những tài nguyên sau:
- Tiềm năng dầu lửa;
- Tiềm năng xuất cảng gạo;
- Khoản tiền của vua Haled hứa cho vay; và số vàng dự trữ của Ngân hàng Quốc Gia - khoảng 120 triệu USD.[39]
Tuy nhiên, mọi thứ đều quá muộn! Sau này, khi lên truyền hình đọc bài diễn văn từ chức vào ngày 22 - 4 - 1975, ông Thiệu còn nhắc lại rằng: "Vào những ngày vô cùng khó khăn năm 1968, áp lực của Mỹ đè lên chúng ta không phải là nhỏ”. Trước đó, ông Thiệu đã lo ngại về đảo chính sau khi Nixon đắc cử cũng không hẳn là không có lý do. Tác giả Seymour Hersh trong cuốn "The Price of power", sau khi đúc kết các tài liệu về vụ này cho hay rằng sau cuộc bầu cử 1968, chính ông Kissinger đã báo động cho phía Nixon về mưu đồ của Clark Clifford và cảnh cáo: "Nếu ông Thiệu chịu chung một số phận với ông Diệm thì tất cả các dân tộc trên thế giới sẽ nghĩ rằng làm kẻ thù của Mỹ có thể là nguy hiểm, chứ làm bạn với Mỹ chắc chắn là chết" [40].
Điểm lại thời VNCH, trên 75% ngân sách Quốc phòng (trả lương cho quân đội) là do viện trợ từ Hoa Kỳ. Rồi toàn bộ quân trang, quân dụng, từ khẩu súng, viên đạn, lít xăng, tới xe tăng, đại bác, máy bay, cái gì cũng có nhãn hiệu MDAP (Military Detense Assitance Program) của Mỹ. Về mặt kinh tế, khi chiến tranh leo thang, sản xuất trong nước không phát triển được, lại còn tụt hậu, cung ứng cho nhu cầu của nhân dân phải dựa vào đô la của Mỹ để nhập cảng. Những sản phẩm cho nhu cầu từ ăn, ở, mặc, tới vận chuyển, một tỷ lệ rất quan trọng được đáp ứng từ "viện trợ Mỹ":
- Về ăn chẳng hạn, nông dân cần đô la để nhập phân bón và thuốc sát trùng mới sản xuất được thực phẩm. Vẫn không đủ, còn phải nhập thêm hàng mấy trăm ngàn tấn gạo mỗi năm.
- Chỗ ở? Cần nhập vật liệu như xi măng, sắt thép, tôn, thì mới xây cất được.
- Nhu cầu mặc? Miền Nam vẫn phải nhập cảng máy móc, bông gòn để sản xuất ra vải; cũng không đủ, còn phải nhập thêm vải.
- Về vận chuyển, giao thông: Cần nhập xe buýt, xe vận tải, xe Honda, xăng nhớt; nhập rồi mỗi năm lại còn đòi hỏi phụ tùng thay thế.
Đó là chưa nói tới những nhu cầu khác như y tế, giáo dục, giải trí. Cũng chưa kể là từng khối lượng lớn hàng hoá (như đồ hộp, radiô, TV, tủ lạnh, rượu mạnh, thuốc lá, quần áo) đã được chuyển ra bằng cách này hay cách khác, từ hệ thống tiếp liệu "PX" của Mỹ, đặc biệt là từ căn cứ Long Bình. [23]
Như vậy, về vật chất, sự lệ thuộc đã hầu như là toàn diện. Tình trạng này lại còn dẫn tới sự lệ thuộc về tinh thần và tâm lý. Nếu Mỹ còn giúp, thì các nhà lãnh đạo và dân, quân Miền Nam còn chịu đựng, chiến đấu. Nếu có dấu hiệu là họ bắt đầu bỏ, thì tinh thần bắt đầu sa sút. Tới lúc bỏ thật là sụp đổ. [23]
Cho đến những ngày cuối cùng của chế độ, VNCH cũng chỉ là con cờ nằm “trong tay” Mỹ, như Kissinger đã khẳng định trong mật điện gửi cho Đại sứ Martin ngày 26 tháng 4, 1975: "Bất cứ điều đình nào cũng phải là giữa Hoa kỳ và phía Bắc Việt chứ không phải giữa Sài gòn và Hà Nội". Ông còn thêm rằng "bất cứ cuộc thảo luận nào cũng phải được diễn ra tại Paris" và như kết luận của Nguyễn Tiến Hưng: “… tôi vẫn khẳng định rằng sự lệ thuộc vào Hoa kỳ gần như hoàn toàn, cả về vật chất lẫn tâm lý đã là yếu tố quyết định” và “Ngày nay ta có thể đặt lại câu hỏi: thế thì, bắt đầu từ năm 1976 chính phủ VNCH lấy tiền đâu mà trả lương cho quân đội, cảnh sát?” [23].
Vậy mà ngày nay, khi đã ra hải ngoại, vẫn còn một số người bám víu vào Mỹ, họ luôn trông chờ ở chính phủ Mỹ một chiếc đũa thần mà quên rằng Mỹ có cả “củ cà rốt lẫn cây gậy”. Ở Hoa Kỳ, nơi nào có treo cờ VNCH thì kế bên luôn có lá cờ Mỹ. Kể cả lúc biểu tình, khi vẫy cờ VNCH thì cũng vẫy luôn cờ Mỹ. Khi chào cờ, luôn hát quốc ca Mỹ cùng với quốc ca VNCH. Có người cho rằng đây là nguyên tắc phải có khi sống lưu vong (treo 2 lá cờ song song và hát 2 quốc ca một lúc), nhưng cũng có người nhìn thấy ở đây sự yếu kém và lệ thuộc vào Mỹ của VNCH: Chưa bao giờ có độc lập và tự chủ kể từ ngày thành lập chế độ.
Qua bài học VNCH đã đánh mất sự độc lập và tự chủ, các thế hệ hiện tại và tương lai hãy cẩn trọng hơn đối với ngoại bang, đặc biệt là đối với Trung quốc, để Việt Nam có thể tự làm chủ vận mệnh đất nước mình.
Mời bạn đọc bài 3: Chính thể Việt Nam cộng hòa chỉ là một tổ chức độc tài
Trần Văn Xẻn (Sách hiếm)
_________________
Mời bạn đọc bài 3: Chính thể Việt Nam cộng hòa chỉ là một tổ chức độc tài
Trần Văn Xẻn (Sách hiếm)
_________________
Notes:
1. http://vietsciences.free.fr/.... Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History. New York: Frederick A. Praeger, 1968.
2. http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TranVanXen.php
3. https://youtu.be/X_Qn0pPZ6TU
4. GIÁO HỘI TRONG CƠN BÃO BÙNG - Linh mục Trần Tam Tĩnh
5. Bùi Kha, Ngô Đình Diệm - Bảy nguyên nhân Thất bại. 1963 – 2013: Năm Mươi Năm Nhìn Lại, tập hai, chương tám, trang 441, 442, 443. Nhà Xuất bản Thiện Tri Thức Publications P.O. Box 4805 Garden Grove, CA.92842-4805 – USA
6. Jacques Dalloz, The War in Indochina 1945-1954
7. 112. Telegram From the Consulate at Hue to the Department of State
8. United States-Vietnam Relations, 1945-1967, Book 3, page 5; Hilsman, To Move a Nation, tr. 468; Mecklin, Mission in Torment, page 153.
9. Điện văn A-20 từ Huế, ngày 3 tháng 6-1963; Bộ Ngoại Giao, Central Files, SOC 14-1 S VIET.
10. Chiến dịch tổng tấn công các chùa đêm 20-8-1963 và các hệ quả (THE PAGODA RAIDS AND REPERCUSSIONS). Hồ Sơ Mật Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ về Cuộc Chiến VN Giải Mật Ngày 13-6-2011
11. https://vn.sputniknews.com/... Vì sao Mỹ thua trận trong chiến tranh Việt Nam?
12. Trần Bình Nam, Nhìn Lại Kinh Nghiệm Đối Lập Thời VNCH, BBC News, https://www.bbc.com/...
13. Bernard B. Fall, https://vi.wikipedia.org/wiki/... Phạm Văn Phú
14. https://baomoi.com... Vật vã lính Mỹ ngày đầu tham chiến ở Việt Nam
15. Lunch, W. & Sperlich, P. (1979).The Western Political Quarterly. 32(1). pp. 21–44 (https://vi.wikipedia.org/wiki/ Phong_trào_phản_chiến_trong_Chiến_tranh_Việt_Nam)
16. http://vietnamnet.vn/vn... Nhìn lại cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam ở Mỹ
17. Hoành Linh Đỗ Mậu, Việt Nam máu lửa quê hương tôi. Chương XVIII: Ba năm xáo trộn
18. Đặng Văn Nhâm, Bí Mật Hậu Trường Chính trị Miền Nam 1954-1975. Quyển 3 (2001)
19. Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy, P4 - Chương 15: Vào để giúp… Ra lại bắn nhau?
20. Mật điện của Đại sứ Martin ngày 26 tháng 4, 1975: N.T. Hưng and J. Schecter, The Palace File, trang 341.
21. Ron Nessen, It sure looks different from the inside, trang 98. (Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy. P3 - Chương 13. "Sao chúng không chết phứt cho rồi!")
22. Guenter Lewy, America in Vietnam, trang 441.
23. Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy. P5 - Chương 19 - Tại sao sụp đổ
24. Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, NXB Hương Quê (ở Mỹ) - 1986 và NXB Văn Nghệ (ở Mỹ), tái bản năm 1993.
25. Mitchell K.Hall, The Vietnam War, Pearson Education, 2007, p. 3.
26. Michael Bibby, The Vietnam War and Postmodernity, Univ of Massachusetts Press, 2000, p. 202.
27. James Stuart Olson, Historical Dictionary of the 1970s, Published 1999, Greenwood Press, p. 350
28. Frances FitzGerald, Fire in the Lake - The Vietnamese and the Americans in Vietnam, Vintage Books, 1972, p.549.
29. Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy, Phần I - Chương 1: Làm sao thoát khỏi vũng lầy.
30. https://www.bbc.com/vietnamese/forum/2014/08/140810_nguyentienhung_nixon_2
31. http://documents.worldbank.org/curated/en/187411468161372611/pdf/multi0page.pdf
32. Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng Minh Tháo Chạy, phần II, chương 5: Thân phận tiểu quốc.
33. Andrew A. Wiest, The Vietnam War, 1956-1975, 2002, Osprey Publishing, tr. 80
34. Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng Minh Tháo Chạy, phần 3, chương 8: Bải cát sa lầy.
35. https://www.bbc.com/ ...Từ Watergate đến sụp đổ Sài Gòn
36. DAVID E. SANGER 11 tháng 3, 1997. Hanoi Agrees to Pay Saigon's Debts to U.S.https://www.nytimes.com/... Hanoi Agrees to Pay Saigon's Debts to U.S.
37. Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng Minh Tháo Chạy, phần 3, chương 8: Cái nhục của kẻ đi cầu xin.
38. Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy, P3 - Chương 9: Nhát gươm đao phủ. P. 174.
39. Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy, P3 - Chương 12: Hãy giúp chúng tôi. P. 227.
40. Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng Minh Tháo Chạy, phần I, chương 1: Vắt chanh bỏ vỏ.
41. http://sachhiem.net/HOANHLINH/VNML13.php
42. Phạm Trọng Luật, Chế độ Ngô Đình Diệm và vấn đề buôn bán nha phiến. 1963 – 2013 NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI, tập một, chương hai, trang 204. Nhà Xuất bản Thiện Tri Thức Publications P.O. Box 4805 Garden Grove, CA.92842-4805 – USA
43. http://www.daichung.com/77/05_quan_y.shtm
44. https://vietbao.com/... Hậu Quả Bài Trừ Tham Nhũng Nhớ Ông Già Gân Nam Kỳ Trần Văn Hương
45. http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-45949919.html
46. https://groups.google.com/forum/... ĐẶNG VĂN NHÂM -TRỰC TIẾP VỚI THƯỢNG SĨ Q.C. DƯƠNG VĂN HẢO, NHÂN CHỨNG ĐỒNG THỜI LÀ NẠN NHÂN CHÍNH TRONG VỤ BUÔN LẬU “ CÒI HỤ LONG AN”
47. http://www.ivietnamese.com/forums/showthread.php?t=357433
48. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Văn_Thiệu/ Mục: Trở thành Tổng thống
46. http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TQD04.php
47. https://hoanghuuphuocvietnam.wordpress.com/.. Việt Nam Cộng Hòa – Đảng Chính Trị
48. Nguyễn Hy Thần, Danh từ “Công giáo”: Chữ và nghĩa. 1963 – 2013 NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI, tập một, chương hai, trang 154. Nhà Xuất bản Thiện Tri Thức Publications P.O. Box 4805 Garden Grove, CA.92842-4805 – USA
49. https://vi.m.wikipedia.org/... Đảng Cần lao Nhân vị
50. Trần Văn Đôn, Đảng Cần Lao và các Tổ chức ngoại vi. 1963 – 2013 NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI, tập một, chương hai, trang 174. Nhà Xuất bản Thiện Tri Thức Publications P.O. Box 4805 Garden Grove, CA.92842-4805 – USA
51. David Dellinger, "Vietnam Revisited", trang 35.
52. Loren Baritz, Ballantine Books "Backfire: Vietnam - The Myths That Made Us Fight, the Illusions That Help Us Lose, The Legacy That Haunts Us Today". New York 1985, trang 83-85.
53. Bernard Newman "Background to Vietnam". Signet Books, New York 1965, trang 117.
54. https://www.biography.com/people/ferdinand-marcos-9398625
55. Robert McAfee Brown, Abraham J. Heschel & Michael Novak, "Vietnam: Crisis of Conscience" . Associated Press, New York 1967, trang 30.
56. "A Bright Shining Lie" của Neil Sheehan, Vintage Books, New York 1989, trang 143.
57. https://bienxua.wordpress.com/... Một góc khác của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
58. Frances FitzGerald, p. 528
59. Nigel Cawthorne, Tên “Ngô Đình Diệm” trong danh sách 100 kẻ bạo ngược độc ác và độc tài nhất trong lịch sử nhân loại. 1963 – 2013 NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI, tập ba, chương tám, trang 520. Nhà Xuất bản Thiện Tri Thức Publications P.O. Box 4805 Garden Grove, CA.92842-4805 – USA
60. https://vi.wikipedia.org/wiki/... Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963
61. https://thuvienhoasen.org/... NGÔ ĐÌNH NHU MUỐN THAY THẾ ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
62. Người Việt Đáng Yêu, (Lời Mở Đầu) Nhà xuất bản Sáng Tạo, Sài Gòn, 1965. Đăng lại trên Tạp chí Việt Nam Hải Ngoại số 8 ngày 15-9-1977, San Diego, Hoa Kỳ.
63. https://www.history.com/this-day-in-history/diem-murdered-during-coup
64. Võ Văn Sáu, Một điển hình tàn ác của nhà Ngô. 1963 – 2013 NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI, tập một, chương hai, trang 297. Nhà Xuất bản Thiện Tri Thức Publications P.O. Box 4805 Garden Grove, CA.92842-4805 – USA
65. https://vi.wikipedia.org/wiki/... Cuộc chỉnh lý tại Việt Nam Cộng hòa 1964
66. https://www.history.com/... 1965 Demonstrations erupt in Saigon and Hue
67. Trần Bình Nam, Nhìn Lại Kinh Nghiệm Đối Lập Thời VNCH, BBC News, https://www.bbc.com/vietnamese/forum/2012/06/120614_opposition_rvn_comment
68. Erich Wulff, Tường trình tại Liên Hiệp Quốc (9/1963). 1963 – 2013 NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI, tập ba, chương sáu, trang 200. Nhà Xuất bản Thiện Tri Thức Publications P.O. Box 4805 Garden Grove, CA.92842-4805 – USA
69. Lý Nguyên Diệu, Quy luật của tháng tám định mệnh. 1963 – 2013 NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI, tập ba, chương tám, trang 550, 551, 552. Nhà Xuất bản Thiện Tri Thức Publications P.O. Box 4805 Garden Grove, CA.92842-4805 – USA
70. FRUS (Foreign Relations of the United States) của Bộ Ngoại Giao Mỹ, 1961-1963, Tập IV, dưới đề mục 186, tiểu mục 652.2.b, trang 386.
71. Nguyễn Kha, “Vua Lê” Ngô Đình Diệm và “Chúa Trịnh” Ngô Đình Nhu. Hồ sơ mật 1963 từ các nguồn tài liệu của chính phủ Mỹ, trang 234.
72. George C. Herring, John Wiley & Sons, "America's Longest War", New York 1979, trang 62-65. Ông George C. Herring là Tiến sĩ Sử học tại University of Virginia. Ông là Giáo sư Danh dự về Lịch sử tại đại học University of Kentucky và giáo sư thỉnh giảng tại Trường Võ bị West Point. Là một chuyên gia về lịch sử bang giao quốc tế của Mỹ, ông chủ yếu đặt trọng tâm các nghiên cứu vào chủ đế Việt Nam. Ông được giải thưởng Robert Ferrell 2008 của “Hội các nhà Sử học về Bang giao Quốc tế của Hoa Kỳ” (SHAFR).
73. John Cooney, "The American Pope", A Dell Book, New York 1984, trang 309-312. Ông John Cooney là một Phóng viên báo Wall Street Journal, cũng là một trong 4 người đã từng trách nhiệm viết Tự truyện cho Hồng y Mỹ Francis Spellman, vị giáo chức Công giáo La Mã đở đầu cho ông Ngô Đình Diệm thâm nhập vào chính giới Mỹ và sau đó là Tổng Tuyên úy của Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam.
74. Dennis Bloodworth; Farrar, Straus & Giroux, "An Eye For The Dragon". New York 1970, trang 209. Ông Dennis Bloodworth là Thông tín viên Viễn Đông của tạp chí Anh The Observer, ông là một chuyên gia về châu Á trong nhiều thập kỷ (1930-1970). Từ 1954 đến 1973, ông đặc biệt theo dõi tình hình Đông Dương, và cho ra đời tác phẩm An Eye for the Dragon: South-East Asia.
75. https://vi.wikipedia.org/... Ký giả đi ăn mày
76. Nguyễn Kha, Chế độ NĐD, chế độ Ngược lòng dân và Phản thời đại. 1963 – 2013 NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI, tập ba, chương tám, trang 417. Nhà Xuất bản Thiện Tri Thức Publications P.O. Box 4805 Garden Grove, CA.92842-4805 – USA
77. Nguyễn Kha, Chế độ NĐD, chế độ Ngược lòng dân và Phản thời đại. 1963 – 2013 NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI, tập ba, chương tám, trang 436. Nhà Xuất bản Thiện Tri Thức Publications P.O. Box 4805 Garden Grove, CA.92842-4805 – USA
78. Trần Lâm, Kiêu dân Công giáo thời Ngô Đình Diệm. 1963 – 2013 NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI, tập một, chương hai, trang 139. Nhà Xuất bản Thiện Tri Thức Publications P.O. Box 4805 Garden Grove, CA.92842-4805 – USA
79. Frances Fitzgerald, Vintage Books, "Fire In The Lake", New York 1985, trang 134-139. Bà Frances FitzGerald là nhà báo (The New Yorker, Foreign Policy, …), nhà nghiên cứu, khôi nguyên hai giải thưởng báo chí Pulitzer và U.S. National Book Award in Contemporary Affairs. Bà từng là Phó Chủ tịch của tổ chức Văn bút Quốc tế PEN International.
80. Hồ sơ mật 1963 từ các nguồn tài liệu của chính phủ Mỹ, trang 128.
81. Chính Ðạo, Tôn Giáo & Chính Trị: Phật Giáo, 1963-1967 (Houston: Văn Hóa, 1994).
82. Archives du Ministère des Affaires Etrangères [AMAE] (Paris), Cambodge-Laos-Vietnam [CLV], Sud Vietnam [SV], 17:7073
83. http://sachhiem.net/SACHNGOAI/snT/TranVanXen.php.
84. http://xenvantran.wordpress.com/
85. Chính Đạo, MÙA PHẬT ÐẢN ÐẪM MÁU. 1963 – 2013 Năm mươi năm nhìn lại, Tập III, Chương Sáu, Kim cương bất hoại - Hoa sen trong biển lửa, trang 34-36-41-42.
86. Nguyễn Lang, Sinh viên và học sinh đứng dậy. 1963 – 2013 Năm mươi năm nhìn lại, Tập III, Chương Sáu, Kim cương bất hoại - Hoa sen trong biển lửa, trang 138-139.
87. http://tphcm.chinhphu.vn/.. Sài Gòn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
88. https://nghiencuulichsu.com/2016.. Một số phong trào đấu tranh của sinh viên Miền Nam Việt Nam (1954-1975)
89. Alan Dawson, 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ - Cao Minh trích dịch. Nhà xuất bản Sự thật 1990. Chương 2: Mở màn
90. https://vi.wikipedia.org/wiki/... Quân lực Việt Nam Cộng hòa
91. Công báo Việt Nam Cộng hòa, trích Nghị định số 922 GD/NĐ tổ chức kỳ thi phổ thông, tiếng Việt ở bậc sơ đẳng và trung đẳng tại vùng Cao nguyên miền Nam và ấn định thành phần giám khảo những kỳ thi này, số 52 ra ngày 10-11-1956, Bản lưu tại Thư viện Viện Sử học, tr.2803.
92. http://www.danchimviet.info/... Nguyễn Văn Hải- Điếu Cày: Mười năm nhìn lại một chặng đường/
93. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/witne-tlk-ab-svn-flag-dcay-10292014135647. html
94. http://khoahoc-kythuat.blogspot.com/2014/10/... RE: VẤN ĐỀ ĐIẾU CÀY TỪ CHỐI CẦM CỜ VNCH
95. https://baovecovang2012.wordpress.com/2014/11/10/.. Điếu Cày Nguyễn Văn Hải KHÔNG BAO GIỜ ĐỨNG DƯỚI LÁ CỜ VÀNG! (Hàn Giang Trần Lệ Tuyền)
