(Tindautruongdanchu)-Trên trang facebook Việt
Tân ngày 14 tháng 12 năm 2018 có trích dẫn bài viết của tác giả Việt
Kiến với tựa đề “Truyền thông dân chủ bạn có muốn góp một tay” với
mục đích kêu gọi mọi người tích cực viết bài, chia sẻ, bình luận
những nội dung chống lại chính quyền Nhà nước. Trong bài viết của
mình, Việt Kiến đã đưa ra đưa ra khái niệm cùng với sự diễn giải
theo suy nghĩ cá nhân của mình, và các biện pháp nâng cao “sức mạnh”
của truyền thông theo định hướng của tác giả.
Sao lại phải sợ ‘Luật an ninh mạng’!
Vì sao kẻ phản bội Nguyễn Văn Đài phải kêu gọi 'đăng ký' kênh youtube?- Nguyên Thạch: Kẻ 'xấc xược' trên blog Dân làm báo
- 'Phong trào Khai sáng' – đừng ảo tưởng mà lạc lối, nhầm đường!
- Kẻ phản bội đi tị nạn ở Mỹ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đau đớn khi không được cộng đoàn chấp nhận
- Nạn nhân đấu tố nhà đấu tranh dân chủ Lê Cộng Định là kẻ 'cưỡng tình -tiền'
Về khái niệm, tác giả đã đưa ra truyền
thông là quyền lực của con người và là động lực để xã hội phát
triển nhưng nhiều người chưa sử dụng tốt quyền lực đó. Tác giả đã
khẳng định “một cộng đồng đông đảo mà khả năng truyền thông yếu kém thì cũng
không hơn một bầy súc vật bao nhiêu” theo cách đầy ám chỉ khi chủ thể
được nói đến là “một dân tộc”.
Việt tân sử dụng mạng xã hội để loan tải những bài viết xuyên tạc hòng hướng lái dư luận
Về định hướng các biện pháp chính để
“nâng cao” khả năng truyền thông, tác giả đưa ra là nâng cao khả năng
học hỏi, thảo luận; có trách nhiệm thông tin; hiểu bản chất hoạt
động của facebook và cuối cùng là động viên từng người cần phải
hành động thực sự.
Với nội dung trên, về cấu trúc cũng như
các tiêu đề gần giống với một bài viết tham luận hoặc tiếp cận
nghiên cứu khoa học, tuy nhiên đi vào từng câu chữ của bài viết, chúng
ta nhận thấy quan điểm cá nhân rất nặng và những quan điểm đó hầu
hết là trái sự thật đồng thời kích động độc giả đi ngược lại với
lợi ích của xã hội. Ví dụ việc “có trách nhiệm với thông tin” là
phải báo chí phải công bố “tin tức đàn áp, thủ đoạn của các cấp
chính quyền” để người dân được sống “tốt” hơn? Hay nói về vai trò
của facebook là “người dân chỉ có mỗi mạng xã hội Facebook là công cụ để hiểu
được sự thật, và mọi vấn nạn cuộc sống” – vậy facebook đã trở thành kênh
thông tin chính thống trên toàn thế giới? Tác giả than thở rằng những
bài viết đấu tranh “cực hay” của các đối tượng phản động giờ chỉ
toàn 4,5 “like” lẫn nhau vì bị “đàn áp” bởi chính quyền – một cách
nghĩ theo kiểu “chí phèo” thực sự. Và cuối cùng, hành động của
từng người cần phải làm theo tác giả là phải theo dõi các trang
mạng phản động; chia sẻ và đăng lại các bài viết chống chính quyền;
tích cực săn tin tìm kiếm sai sót của cán bộ chính quyền các cấp
và tích cực lập nhóm thảo luận chống phá nhà nước. Đến đây thì
tác giả đã bộc lộ rõ nét mục đích của mình là đánh đồng giữa
“phát triển truyền thông” thành “chống phá chính quyền”. Điều này
thực sự là việc “đổi trắng thay đen” một cách thiển cận đến mức
nực cười cũng như thiếu logic và hàm lượng khoa học.
Vậy thực tế như thế nào? Trước hết truyền
thông là quá trình chia sẻ, trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm
nhằm tăng cường hiểu biết, thay đổi nhận thức tiến tới điều chỉnh
hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của
nhóm và của xã hội. Như vậy, truyền thông có rất nhiều hình thức
và các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ là một trong những
hình thức truyền thông phổ biến. Nhưng tựu chung lại thì truyền thông
có mục đích điều chỉnh thái độ, hành vi từng cá nhân để hướng đến
sự phát triển chung của xã hội. Vậy tác giả đề cập việc không
chống đối chính quyền trên báo chí là truyền thông kém là hoàn toàn
cố tình diễn đạt sai bản chất. Cùng với đấy việc nâng cao khả năng
và tính hiệu quả của truyền thông: Việc thảo luận, chia sẻ thông tin
trên các mạng xã hội cũng là hoạt động truyền thông tuy nhiên để
hướng tới mục đích chung thì cần phải có định hướng và phản ánh đúng
đắn thực trạng xã hội vì một nguồn tin cần phải đảm bảo ba yếu
tố: tính chuyên môn, sự tín nhiệm và tính khả ái. Như vậy ví dụ như
các bài viết “rất hay” mà tác giả tự nhận nhưng không được hưởng
ứng vì các bài viết đó có tính khả ái bằng câu từ cuốn hút, mê
hoặc người đọc nhưng nội dung không có tính chuyên môn và sự tín
nhiệm vì cơ bản bôi nhọ, thổi phồng sự thật để chống chính quyền
và độc giả không thể tín nhiệm những cây viết muốn nhận tiền của
một quốc gia khác để chống lại tổ quốc mình. Có thể thấy bản thân
tác giả cũng chưa hiểu rõ bản chất, phương pháp và yêu cầu của
truyền thông trong khi đang kêu gào phải đẩy mạnh truyền thông. Về mạng
xã hội như Facebook hay Zalo, Skype, Viber, Instagram, Twitter, LINE… đang
được sử dụng một cách phổ biến như một phương tiện truyền thông chủ
yếu đối với mọi tuổi người dân Việt Nam. Đơn cử như Facebook, hiện nay
ở nước ta có khoảng 58 triệu người dùng, đứng thứ 7 trên thế giới.
Tuy nhiên với các mạng xã hội, thì thông tin được chia sẻ mang đậm ý
kiến, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và quan điểm chủ quan cá nhân,
vì vậy các nguồn thông tin khi tiếp cận người nhận tin thì rất đa
chiều và khó có thể xác minh ngay tính chính xác, khách quan của
thông tin đó. Chính vì vậy, người tiếp nhận thông tin cần chọn lọc,
kiểm tra thông tin trước khi phản hồi thông tin bằng cách chia sẻ, đăng
nội dung phản hồi hay bình luận. Do vậy việc tác giả cổ súy việc
đăng lại, chia sẻ, bình luận ngay khi nhận thông tin là muốn mọi người
tiếp tay cho chúng phát tán, nhân rộng những thông tin sai lệch, tạo xu
thế đám đông làm ảnh hưởng đến tâm lý chung, gây hoang mang và nghi
ngờ trong nhân dân đối với Đảng và chính quyền. Chính vì vậy, tác
giả bằng nội dung phân tích và đưa ra những dẫn chứng chủ quan đã
không hề đưa ra được các biện pháp hữu ích để thúc đẩy truyền thông
mà chỉ xúi giục độc giả phát tán thông tin theo cách mù quáng.
Thấy được rằng, người sử dụng mạng xã
hội nói riêng cũng nhưng tất cả người dân nói chung, cần phải chú ý
cảnh giác trước các luồng thông tin, cần phải có các biện pháp đối
chiếu, so sánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các kênh
thông tin uy tín để có thể nhận thức đầy đủ, chính xác và phát huy
tốt vai trò của truyền thông trong việc thúc đẩy sự phát triển xã
hội ở nước ta. Ngoài ra, với những bài viết như của tác giả Việt
Kiến này, thì người đọc cần hiểu được rõ bản chất vấn đề, để
tránh bị những đối tượng xấu lợi dụng đồng thời làm cơ sở để cô
lập, đấu tranh với những kẻ luôn muốn bán Tổ quốc. Chính sự hiểu
biết đầy đủ, sự tin tưởng vào con đường sự nghiệp Cách mạng và sự
đoàn kết một lòng của dân tộc ta sẽ tạo nên nền tảng vững chắc để
Việt Nam xây dựng thành công Chủ nghĩa Xã hội, tiến lên Chủ nghĩa
Cộng sản./.
Danh
Liêm
