Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Monday, December 24, 2018 , 0 bình luận

(Tindautruongdanchu)-Gần như đến 99% nhà đấu tranh khoác áo dân chủ trên mạng xã hội đều tỏ ra là một 'nhà kinh doanh' bậc nhất bởi vì ngoài việc 'bán hàng theo tùy tâm' lại còn được 'miễn thuế'.


Lợi dụng tiêu cực của ngành giáo dục để xuyên tạc, kích động chống phá


Bán hàng tùy tâm


Lâu nay, buôn bán, kinh doanh vẫn có 'giá cả-mặc cả' và 'sự lựa chọn' của khách hàng nhưng xem ra lợi dụng vấn đề này các nhà khoác áo đấu tranh dân chủ 'kinh doanh' không bị khách hàng 'mặc cả', 'xem xét kỹ hàng hóa' như mua các loại hàng hóa có nhãn mác của các cửa hàng, các hãng kinh doanh khác.



Nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Tín hay ngoài lợi dụng 'đấu tranh dân chủ' còn lợi dụng 'nhạc lính' để bán đủ thứ trên trang cá nhân của mình từ quần áo... đến...


Kẻ mạt hạng không từ thủ đoạn để bán hàng trên mạng xã hội 


Tại sao lại phải 'mua hàng theo tùy tâm' ? Đó lại là một vấn đề đánh trúng 'yếu điểm tâm lý' của người mua hàng trên mạng hiện nay. Với cái mác 'đấu tranh dân chủ', 'mua hàng để ủng hộ cá nhân nhà khoác áo dân chủ hoặc ủng hộ một cái gì đó' thì chắc chắn người mua không phải đo bằng giá trị hàng hóa mà 'đo bằng tâm'.


Cũng giống như 'đội ngũ bán tăm nhân đạo' gắn 'dấu đỏ của chính quyền' hiện vẫn đi 'gõ cửa' từng hộ gia đình mời chào 'mua ủng hộ cho người mù' và được ghi tên vào một quyển sổ. Tăm nhân đạo bán không theo giá thị trường vì người bán nêu 'tùy tâm' có gia đình nghèo khi mua 1 gói tăm chí ít cũng trả 10.000 đồng (cao hơn so với giá thị trường có thể gấp 5 lần), gia đình khá thì 20.000 đồng đến 50.000 đồng còn giàu có thì 'vô giá'. 



Nguyễn Tín còn bán cả 'sầu giêng', 'ô mai' và hàng cao cấp như nước hoa 'ngoại xịn' (Xem thêm các mặt hàng Nguyễn Tín bày bán tại đây)


Phải chăng, 'chiếc áo đấu tranh dân chủ' cũng 'nhiệm màu' như 'tăm nhân đạo và dấu đỏ của chính quyền địa phương' ? Chắc chắn là phải 'cao giá hơn rất nhiều' nên mới nảy sinh nhiều nhà khoác áo dân chủ đến vậy. Bởi, việc đưa một vài tin mà báo chí chính thống đã đưa thêm 'dăm ba' câu bình luận có tính chất tiêu cực, khiêu khích, thậm chí 'chửi rủa' ắt sẽ được gia nhập 'làng đấu tranh khoác áo dân chủ'.


Theo thống kê của Đấu trường dân chủ thì có đến 99% nhà đấu tranh khoác áo dân chủ là bán hàng online trên mạng xã hội, đấu trường dân chủ đã bóc mẽ từ Bùi Thanh Hiếu (ở Đức: Xem mặt hàng Hiếu bán ở đây), Lê Mỹ Hạnh, Hoàng Thị Hồng Thái, Bùi Thị Minh Hằng tới Nguyễn Tín, Hoàng Dũng,... bán đủ thứ từ xong, chảo, nồi niêu; cam quýt, quần áo, .... đến các nhãn hàng cao cấp như nước hoa, đồng hồ, mỹ phẩm.



Nhà đấu tranh dân chủ Hoàng Dũng phối hợp với vợ Đặng Nghi Uyên để bán cam
Những  khách mua hàng của nhà đấu tranh khoác áo dân chủ cũng nhầm tưởng rằng 'mua để từ thiện này, từ thiện kia' nhưng thực chất là 'vào túi cá nhân' các nhà khoác áo dân chủ. Nên mới có chuyện, chán trò 'khi ế khách mua hàng' họ mời chào nghe rất thê lương như Hoàng Thị Hồng Thái (ngoài chuyện hạ nhục viết tâm thư xin tiền: Xem bài viết ở đây) còn mời chào rằng 'tớ bán hàng kiếm tiền đi rong..Đây là tuýp kem rửa mặt, tớ nói thật' ... Theo đó, 'nhử' khách hàng mua và thanh toán tiền theo kiểu 'tùy tâm'. 


Ả Hoàng Thị Hồng Thái 'dùng đủ chiêu trò' để 'câu khách' mua những sản phẩm của mình cũng đa dạng đủ loại mặt hàng 'từ tạp hóa đến mỹ phẩm'

Thật sự mà nói, đã là nhà đấu tranh dân chủ sao phải 'bán hàng kiếm sống' trên mạng xã hội trong khi những người bán hàng online trên mạng xã hội khác cũng phải 'bằng đủ chiêu trò' kêu gọi 'chia sẻ khuyến mại' để có được lượng người xem và doanh số bán hàng cao. Theo đó, trả lời cho câu hỏi tại sao lại có nhiều nhà 'khoác áo đấu tranh dân chủ' bán hàng đến vậy.


Bán hãng 'miễn thuế'....


Hiện tại, cái khó cho việc xác định doanh thu bán hàng trên mạng xã hội để tính thuế, truy thu thế và xác định người nộp thuế bên cạnh đó, người bán hàng 'đủ chiêu' né thuế đối với cơ quan thuế.


Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico, cho rằng người mua hàng có thể đặt hàng qua Facebook hoặc điện thoại và sau đó giao dịch bằng tiền mặt khi hàng được giao đến tận tay. Chưa kể, nhiều trường hợp còn không xác nhận được giao dịch thành công hay không vì có rủi ro như đơn hàng bị hủy, khách không nhận hàng...

Thậm chí, theo tìm hiểu, nhiều chủ tài khoản bán hàng còn không công khai giá khi đăng hàng hóa mà khuyến khích khách hàng "inbox" (nhắn vào hộp thư) hoặc để lại lời nhắn để nhân viên gọi điện tư vấn. Do đó, không thể xác định được giao dịch, doanh thu dù cho có nắm lượng follow (theo dõi), like (thích)... của tài khoản cá nhân hay fanpage trên Facebook. Ngoài ra, nhiều trang bán hàng online không có cửa hàng, không có thông tin thật sự đầy đủ nên nếu họ có chủ động khai doanh thu thấp thì cơ quan chức năng cũng không dễ quản lý được.
Vậy, các nhà khoác áo đấu tranh dân chủ trên mạng xã hội cũng vậy họ bán tạp nham đủ mọi thứ và việc khai giá (1 sản phẩm 1 triệu đồng trở lên phải nộp thuế) thì không có giá nào họ ghi có giá đạt mức phải nộp thuế. Mặt khác, họ chủ yếu inbox và giao hàng rồi nhận tiền mặt.
Phải chăng, chính những 'lỗ hổng' trên dẫn đến 'hàng loạt nhà bán hàng trên mạng xã hội' đều muốn khoác 'áo đấu tranh dân chủ' để câu khách, để bán được hàng theo giá 'tùy tâm' ...? 
Thành Nam

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X