Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Sunday, April 14, 2019 , 0 bình luận

 Trong thời bình, tàu thuyền nào không thuộc biên chế chính thức của lực lượng vũ trang mà hoạt động như tàu chiến có thể bị coi là tàu cướp biển, theo UNCLOS.

>>UNCLOS quy định địa vị pháp lý của tàu chiến trên biển


Tàu dân sự

Các tàu thuyền không thuộc chủng loại nói trên được xếp vào loại tàu thuyền dân sự, bao gồm các tàu đánh cá, khai thác nuôi trồng thủy sản của ngư dân, thương thuyền (bao gồm tàu nhà nước dùng vào mục đích thương mại), tàu thuyền và phương tiện của tự nhiên nhân và pháp nhân hoạt động khai thác các tài nguyên không sinh vật (dầu khí, khoáng sản)…

Tất cả các loại tàu thuyền này khi hoạt động trong các vùng biển và thềm lục địa của các quốc gia ven biển hay ở biển cả đều phải tuân thủ các quy định của UNCLOS 1982, không được hưởng quyền miễn trừ và không có quyền tiến hành các hoạt động được UNCLOS 1982 quy định.

Quy tắc áp dụng cho tàu buôn và tàu nhà nước dùng vào mục đích thương mại: Quyền tài phán hình sự ở trên một tàu nước ngoài (Điều 27):
Quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình ở trên một tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ khi vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật tự trong lãnh hải.

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.



Hoặc, nếu thuyền trưởng hay một viên chức ngoại giao hoặc một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương hoặc, nếu các biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích.
Quy định này không đụng chạm gì đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng mọi luật pháp mà luật trong nước mình quy định nhằm tiến hành các việc bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm ở trên con tàu nước ngoài đi qua lãnh hải, sau khi rời khỏi nội thủy.

Trong những trường hợp nêu ở trên, nếu thuyền trưởng yêu cầu, quốc gia ven biển phải thông báo trước về mọi biện pháp cho một viên chức ngoại giao hay cho một viên chức lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ và phải tạo điều kiện dễ dàng cho viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự đó tiếp xúc với đoàn thủy thủ của con tàu.

Chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của quốc gia không ai được nhân nhượng

Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp, việc thông báo này có thể tiến hành trong khi các biện pháp đang được thi hành.

Khi xem xét có nên bắt giữ và các thể thức của việc bắt giữ, nhà đương cục địa phương cần phải chú ý thích đáng đến các lợi ích về hàng hải.

Trừ trường hợp áp dụng phần XII hay trong trường hợp có sự vi phạm các luật và quy định được định ra theo đúng phần V, quốc gia ven biển không được thực hiện một biện pháp nào ở trên một con tàu nước ngoài khi nó đi qua lãnh hải nhằm tiến hành bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau một vụ vi phạm hình sự xảy ra trước khi con tàu đi vào lãnh hải mà không đi vào nội thủy.

Hình minh họa, nguồn: The Maritime Executive.

Quyền tài phán dân sự đối với các tàu thuyền nước ngoài (Điều 28): Quốc gia ven biển không được bắt một tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hay thay đổi hành trình của nó để thực hiện quyền tài phán dân sự của mình đối với một người ở trên con tàu đó.
Quốc gia ven biển không thể áp dụng các biện pháp trừng phạt hay biện pháp bảo đảm (mesures conservatoires) về mặt dân sự đối với con tàu này, nếu không phải vì những nghĩa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển của quốc gia ven biển.

Quy định này không đụng chạm đến quyền của quốc gia ven biển áp dụng các biện pháp trừng phạt hay bảo đảm về mặt dân sự do luật trong nước của quốc gia này quy định đối với tàu thuyền nước ngoài đang đậu trong lãnh hải hay đang đi qua lãnh hải, sau khi đã rời nội thủy.
Cướp biển và tàu, máy bay cướp biển

Định nghĩa “Cướp biển” (Điều 101): Một trong những hành động sau đây là hành động cướp biển:

a) Mọi hành động trái phép dùng hành động hay bắt giữ hoặc bất kỳ sự cướp phá nào do thủy thủ hoặc hành khách trên một chiếc tàu hay một phương tiện bay tư nhân gây nên, vì những mục đích riêng tư và nhằm:
i. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay khác, hay chống lại những người hay của cải ở trên con tàu hoặc phương tiện bay đỗ ở biển cả;

ii. Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay, người hay của cải, ở một nơi không thuộc quyền tài phán của một quốc gia nào;

b) Mọi hành động tham gia có tính chất tự nguyện vào việc sử dụng một chiếc tàu hay một phương tiện bay, khi người tham gia biết từ những sự việc rằng chiếc tàu hay phương tiện bay đó là một tàu hay phương tiện bay cướp biển;

c) Mọi hành động nhằm xúi giục người khác vi phạm những hành động được xác định ở điểm a hoặc b hay phạm phải với chủ định làm dễ dàng cho các hành động đó.

d) Hành động cướp biển của một tàu chiến, một tàu Nhà nước hay một phương tiện bay của Nhà nước mà đoàn thủy thủ hay đội bay đã nổi loạn gây ra (Điều 102):
Những hành động cướp biển, như đã được xác định ở Điều 101, của một tàu chiến hay một tàu Nhà nước hay một phương tiện bay của Nhà nước bị đoàn thủy thủ hay đội bay nổi loạn làm chủ, được coi là hành động của các tàu hay phương tiện bay tư nhân.

Định nghĩa tàu hay một phương tiện bay “cướp biển” (Điều 103):
Những tàu hay phương tiện bay mà kẻ kiểm soát nó thực sự, chủ trương sử dụng để phạm một trong những hành động được nêu ở Điều 101, được coi là những tàu hay phương tiện bay cướp biển.

Những chiếc tàu hay phương tiện bay đã được dùng để phạm những hành động nói trên cũng được coi là tàu hay phương tiện bay cướp biển chừng nào nó còn ở dưới quyền kiểm soát của những người gây ra những hành động đó.

Hiểm họa cướp biển, ảnh minh họa: AP


Bắt giữ một chiếc tàu hay phương tiện bay cướp biển (Điều 105):
Mọi quốc gia ở biển cả, hay ở bất cứ nơi nào khác không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào, đều có thể bắt giữ một chiếc tàu hay một phương tiện bay đã trở thành cướp biển, hoặc một chiếc tàu hay một phương tiện bay bị chiếm đoạt sau một hành động cướp biển và đang nằm trong tay bọn cướp biển, và đều có thể bắt giữ người và của cải ở trên con tàu hay phương tiện bay đó.

Các Tòa án của quốc gia đã tiến hành việc bắt đó có thể công bố các hình phạt cũng như các biện pháp áp dụng đối với chiếc tàu, phương tiện bay hay của cải, trừ những người lương thiện trong cuộc.

Trách nhiệm trong trường hợp bắt giữ một cách độc đoán (Điều 106):
Khi bắt giữ một chiếc tàu hay một phương tiện bay bị tình nghi là cướp biển mà không có lý do đầy đủ, quốc gia nào đã tiến hành việc bắt giữ đó phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào do hành động đó gây ra đối với quốc gia mà tàu hay phương tiện bay đó mang quốc tịch.
Các tàu và phương tiện bay có đủ tư cách để thực hiện việc bắt giữ vì lý do cướp biển (Điều 107):
Chỉ có các tàu chiến hay phương tiện bay quân sự, hoặc các tàu thuyền hay phương tiện bay khác mang các dấu hiện bên ngoài chứng tỏ rõ ràng là của một cơ quan Nhà nước và được tiến hành nhiệm vụ này, mới có thể thực hiện việc bắt giữ vì lý do cướp biển.
Kiến nghị
Như vậy, cần lưu ý rằng, trong thời bình, nếu tàu thuyền của bất kỳ lực lượng nào không thuộc biên chế chính thức của lực lượng vũ trang, kể cả lực lượng bán vũ trang, mang tên “Dân quân tự vệ biển” hay “Hải đội Dân quân Thường trực” được thành lập để trực tiếp thực hiện các quyền hạn, nghĩa vụ, với tư cách là “Tàu chiến” đều có thể bị coi là những “tàu cướp biển” và đang hoạt động “cướp biển” theo quy định UNCLOS 1982.

Vì vậy, thực hiện chủ trương thượng tôn pháp luật với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982 và vì để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong Biển Đông, chúng tôi hy vọng:
Trước khi đề xuất việc thành lập bất kỳ một cơ quan quản lý biển hay bất kỳ lực lượng chấp pháp nào trên biển và ban hành bất kỳ quy chế nào có liên quan đến hoạt động của các lực lượng này, các cơ quan và các chuyên gia đang đảm đương nhiệm vụ tham mưu cho các cơ quan lãnh đạo Đảng và  Nhà nước nên nghiên cứu và áp dụng một cách khách quan, cầu thị và đúng, chính xác các quy định được chúng tôi đề cập nói trên.

Thiết nghĩ đó mới là sự đóng góp xứng đáng với trách nhiệm công dân trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc trong Biển Đông trong tình hình hiện nay. 
Tiến sĩ Trần Công Trục (Giáo dục Việt Nam)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

HRW VÀ VOA LU LOA, VU VẠ LÀM GIẢM UY TÍN LÃNH ĐẠO VIỆT NAM

  KTN - Lu loa, vu vạ, bôi nhọ lãnh đạo quốc gia là một trong nhiều trò của các thế lực thù địch, những kẻ mà đòi hỏi vô lối của cá nhân không được đáp ứng. Mới đây, nhân việc đồng chí Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, HRW và ...

“ĐÀI Á CHÂU TỰ DO VỚI NỖI LO BỊ KHÓA MIỆNG”

  Theo KTS – Trên trang của ĐÀI Á CHÂU TỰ DO đã đăng tải nhận xét về Nghị định 147 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng của Chính phủ. Chúng cho rằng người dân sắp mất cả tiền lẫn tự do về Nghị định này. Đây là nhận...

SỰ THẬT ĐẰNG SAU NHỮNG LỜI VU KHỐNG: VIỆT NAM TÁI ĐẮC CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC

  KCTD – Vừa qua, Đài Châu Á Tự do (rfa) đã đăng tải bài viết: “Hồ sơ nhân quyền tồi tệ Việt Nam vẫn 2 lần đắc cử Hội đồng nhân quyền LHQ - Vì sao?”. Nội dung bài viết dùng luận điệu xuyên tạc về thực trạng nhân quyền của Việt Nam, nhận định Việt N...

THÔNG BÁO!

 CẢM ƠN QUÝ ĐỘC GIẢ ĐÃ LUÔN THEO SÁT VÀ ỦNG HỘ TRANG BLOG CỦA CHÚNG TÔI. HIỆN TẠI CHÚNG TÔI CÓ SỬ THÊM TRANG FANGAGE CÓ TIÊU ĐỀ: "SỨC MẠNH DÂN CHỦ". https://www.facebook.com/profile.php?id=61552735101306. RẤT MONG QUÝ BẠN ĐỌC CÓ THỂ QUAN T...

Sáng ngời phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong thời kỳ mới

  KCTD - Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam - một hành trình đầy hào hùng và kiên cường, bất khuất. Từ buổi bình minh dựng nước, giữ nước qua các triều đại cho đến thời đại Hồ Chí Minh, người lính luôn là trung tâm, h...

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CỦA VIỆT TÂN VỀ CUỐN SÁCH CỦA TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM

  KTS - Trên trang mạng Việt Tân ngày 04 tháng 02 năm 2025 đăng tải dòng típ để bôi nhọ, nói sai sự thật sau khi Bộ Công an giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm. Chiều 3/2, tại trụ sở Bộ Công an, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban T...

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI CỦA VIỆT TÂN VỀ CUỐN SÁCH CỦA TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM

  KTS - Trên trang mạng Việt Tân ngày 04 tháng 02 năm 2025 đăng tải dòng típ để bôi nhọ, nói sai sự thật sau khi Bộ Công an giới thiệu cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm. Chiều 3/2, tại trụ sở Bộ Công an, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ban T...
Floating Image X