(TinDautruongdanchu)-Ngày 25/4, chính quyền xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước cho biết đã phối hợp với các ngành chức năng của huyện Đồng Phú tổ chức đưa đối tượng Trần Văn Như ra kiểm điểm trước dân vì đã có hành vi “Tham gia hội, nhóm liên quan đến an ninh quốc gia trên không gian mạng”. Xuyên tạc việc này, đài Châu á tự do cho rằng: Chính quyền xã “đấu tố” dân vì nói xấu Đảng, Nhà nước.
Vậy có thực sự là “đấu tố” và đơn giản chỉ là “nói xấu” Đảng, Nhà nước và tại sao RFA lại quan tâm vấn đề này?
Có phải là “đấu tố”? Đấu tố là tính từ chỉ tính chất tranh đấu, chất vấn,
tố cáo giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức…về
một vấn đề nào đó. Kiểm điểm là xét lại từng việc để đánh giá và rút kinh nghiệm
cho đúng hơn, tốt hơn. Sai phạm của Trần
Văn Như là rõ ràng, tại buổi kiểm điểm Trần Văn
Như đã thành khẩn, nhận ra lỗi lầm, nhận thức được những việc làm của mình là
vi phạm pháp luật, tỏ ra ân hận và mong mọi người hãy tránh xa vết xe đổ của
mình. Đại diện chính quyền và các đoàn thể cùng người dân đến dự buổi họp đã có
các ý kiến phân tích rõ hơn về các thủ đoạn nham hiểm, thâm độc của kẻ xấu trên
mạng xã hội. Rõ ràng đây là việc mang tính giáo dục cao, nhằm vạch mặt kẻ thù
chứ không nhằm công kích Trần Văn Như. Như vậy, thực chất là kiểm điểm giúp Trần
Văn Như nhận ra sai lầm khi tin theo các thế lực thù địch chứ không phải nhằm
công kích đấu tố cá nhân, có “tố” thì là “tố” những thế lực phản động đã tuyên
truyền xuyên tạc khiến ông ta nhận thức sai lầm.
Có đơn giản
chỉ là “nói xấu”? Trần Văn Như (53 tuổi, thường trú ấp 6, xã Tân Lập, huyện Đồng
Phú) là chủ tài khoản Facebook Trần Văn Như. Cơ quan Công an phát hiện tài khoản
Facebook này đã tham gia đăng ký thành viên một số nhóm có liên quan đến an
ninh quốc gia. Quá trình tham gia các nhóm này, Trần Văn Như đã đăng tải, chia
sẻ và bình luận một số bài viết mang tư tưởng tiêu cực, phản động, xuyên tạc,
thù địch với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Như vậy, không đơn giản là Trần Văn Như chỉ “nói xấu” Đảng, Nhà nước
mà là chia sẻ bài viết xuyên tạc kèm những bình luận phản động vi phạm pháp luật.
Tại sao RFA lại quan tâm vấn đề này? Có nhiều
nguyên nhân đề đài RFA quan tâm vấn đề này nhưng rõ ràng chúng sợ biện pháp
giáo dục thuyết phục thông qua hình thức kiểm điểm trước nhân dân này của chúng
ta. Nó chứng minh cách làm của chúng ta là đúng, hiệu quả khi thông qua tập thể
nhân dân tạo tính răn đe vừa qua đó giáo dục chỉ ra điều sai, lẽ phải cho nhân
dân hiểu. Khi nhân dân có nhận thức đúng thì những tuyên truyền xuyên tạc của
các tổ chức phản động như RFA đâu còn giá trị gì nữa.
Nhà nước Việt
Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân. Vì vậy,
xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật đều dựa vào nhân dân. Nhân dân không chỉ
được bảo vệ bởi pháp luật mà còn trực tiếp giữ gìn, thượng tôn pháp luật. Không
phải ngẫu nhiên mà chúng ta ban hành “Luật phổ biến, giáo dục pháp luật”, bởi lẽ,
mọi công dân có hiểu được pháp luật mới chấp hành đúng và tham gia bảo vệ pháp
luật. Vì vậy, việc nhân dân tham gia kiểm điểm một công dân khi họ vi phạm pháp
luật chia sẻ,thông tin tuyên truyền xuyên tạc chống phá Nhà nước là hoạt động
mang tính ưu việt, nhân văn đầy tính giáo dục của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những
năm qua, nhiều địa phương ở Bình Phước tổ chức hình thức kiểm điểm này mang lại
hiệu quả tuyên truyền, giáo dục cao.
Mọi công dân
đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền lợi và có nghĩa vụ trước pháp luật,
pháp luật là công cụ bảo vệ công dân và mỗi công dân cũng có trách nhiệm bảo vệ
pháp luật. Do vậy, việc nhân dân tham gia kiểm điểm một công dân vi phạm pháp
luật để họ nhận ra khuyết điểm, sửa chữa sai lầm là việc tốt, một hình thức cần
nhân rộng.
Kết quả của buổi kiểm điểm như ông Nguyễn Viết Hồng, Trưởng ban công tác
Mặt trận ấp 6, xã Tân Lập cho biết: “Ông Như đã thấy sai phạm, đã viết tường
trình và hứa không tái phạm. Buổi kiểm điểm hôm nay đã kịp thời ngăn ngừa không
để xảy ra hậu quả”. Tính giáo dục, nhân văn của chế độ ta đã được địa phương
phát huy vận dụng tốt, thiết nghĩ, các địa phương khác cũng nên áp dụng biện
pháp này đối với các đối tượng có nhận thức sai trái tin theo các thế lực thù địch
để nâng cao hiệu quả đấu tranh trên mặt trận tư tưởng.
-Mạnh Tuân-
