(Tindautruongdanchu)
– Những ngày qua, trên trang Facebook của Việt Tân có bài viết mượn danh “Nhóm
công tác của liên hợp quốc” đòi trả tự do cho tù nhân “Nguyễn Tường Thụy” và cho rằng việc
bắt giữ và kết án tùy tiện và thiếu cơ sở pháp lý? Tù nhân Nguyễn Tường Thụy có
phải là một nhà báo độc lập, yêu nước hay chỉ là một kẻ phản động, núp bóng nhà
hoạt động dân chủ, để tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam? Việc bắt tạm
giam và xét xử Nguyễn Tường Thụy có đúng theo quy định của pháp luật hay không?
Như chúng ta đã biết, ngày 23/5/2020 Nguyễn Tường Thụy bị Cơ quan An ninh điều tra -
Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam về tội
“Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật
Hình sự. Quá
trình bắt, khám xét đã được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật và đã
thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan đến hành vi phạm tội phục vụ
công tác điều tra.
Vụ án Nguyễn Tường Thụy và đồng bọn được đưa ra xét xử một cách công khai, dân chủ, đúng theo quy định của pháp luật. Phiên tòa xét xử công khai, có sự chứng kiến của nhiều người. Tại phiên tòa các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Như vậy, việc Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử Nguyễn Tường Thụy 11 năm tù là đúng người, đúng tội, không có oan sai. Vậy, sao có thể nói là bắt giữ và kết án “tùy tiện” và “thiếu cơ sở pháp lý được”?
Với chiêu trò lợi dụng “dân chủ” “nhân quyền” đòi trả tự do cho đồng bọn trong tù của “Việt Tân” lặp đi, lặp lại nhiều lần, nhằm kêu gọi sự hưởng ứng của dư luận. Lần này lại núp bóng dưới “Nhóm công tác của Liên hiệp quốc” đòi trả tự do cho Nguyễn Tường Thụy. Đồng thời, thông qua đó để kích động, cổ vũ cho các phần tử phản động trong nước và nước ngoài chống phá Nhà nước Việt Nam. Do vậy, chúng ta hết sức cảnh giác với những luận điệu tuyên truyền, phản động trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là trang mạng FB của “Việt Tân”.
TRỌNG. LƯỢNG
