Theo KTN - Ngày 30/10/2023, trên trang Việt Tân có đăng một bài viết có nội dung như sau: “Biết rằng nói dân không tin nhưng tuyên giáo vẫn nói…” kèm theo đó là hình ảnh khẩu hiệu “Bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” cùng với những câu mập mờ “Mọi tin tức cho đến lời nói … đều có thể kiểm chứng dễ dàng cho nên sử dụng sử dụng phương pháp cũ mèm của những thời thập niên 40-50 không những không có tác dụng mà còn bị tác dụng ngược” và lời kết “Ban Tuyên giáo nên bắt kịp thời đại đi”.
Trước những
luận điệu của Việt Tân, có những vấn đề cần phải làm rõ và đấu tranh như sau:
Thứ nhất, tại
khoản 2, Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức.” Việc ban hành Hiến pháp năm 2013 là
một dấu mốc mới trong tiến trình phát triển tư tưởng lập hiến của nước nhà trên
cơ sở kế thừa thành tựu lập hiến của gần 70 năm trước đó, phúc đáp yêu cầu đổi
mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Ngay trong Hiến pháp đầu tiên - Hiến
pháp năm 1946 đã nêu rõ tại khoản 1: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng
hòa. Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân
biệt nòi giống, gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Tinh thần của
nguyên tắc ấy được kế thừa trong Hiến pháp năm 1959 bằng quy định tại Điều 4 “Tất
cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân.” Hiến
pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định tại Điều 6 “Ở
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân
dân.” Hiến pháp năm 1992 tại Điều 2 khẳng định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và tầng lớp trí thức.” Chính vì vậy, đây cũng là tư tưởng chủ đạo
chi phối việc thiết kế nhiều quy định khác trong Hiến pháp và thiết kế các quy
định cụ thể trong pháp luật Việt Nam nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân, khẳng định khẩu
hiệu “Bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân” trong những năm qua
không phải là khẩu hiệu của riêng một thời kỳ nhất định, càng không thể “cũ
mèm” như các thế lực thù địch rêu rao.
Thứ hai, bàn
về vai trò của công tác tuyên giáo và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo,
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đội
ngũ cán bộ tuyên giáo và công tác tuyên truyền được xem như là một mặt trận tư
tưởng chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, lạc hậu và ủng hộ cái mới,
cái tốt, cái tiến bộ, khơi dậy ý chí và động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục
toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân, làm cho “Toàn Đảng phải tư tưởng
nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm tròn nhiệm vụ của Đảng”.
Tiếp
thu tư tưởng của Người, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung,
phương thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu
quả; nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền,
học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Như vậy, vai trò cũng như
trách nhiệm của công tác tuyên giáo vô cùng to lớn và nặng nề; đồng thời, đặt
ra yêu cầu rất cao về chất lượng công tác tuyên giáo, cũng như hiệu lực, hiệu
quả, thành tựu đổi mới mặt công tác này trong tình hình mới. Với phương châm “Kiên định, bản lĩnh, trí tuệ, chủ động, đổi mới, sáng tạo”
ngành Tuyên giáo đã và đang không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng
công tác tuyên giáo trong giai đoạn mới. Cuộc
sống luôn vận động và biến đổi, thực tiễn đặt ra những thách thức, những nhiệm
vụ mới, Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo ở các ngành, địa phương
luôn bồi đắp nền tảng chính trị tư tưởng,
biến ý chí và tinh thần cách mạng thành sức mạnh hành động mà còn góp phần phát
huy hơn nữa vai trò, vị trí, thành tựu của Ngành Tuyên giáo trong suốt những
năm qua; phát hiện, khắc phục những hạn chế; vượt qua những khó khăn,
thách thức, vững bước đi lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, luôn là “trung
tâm”, “cầu nối” giữa Đảng với Nhân dân, xứng đáng vai trò “đi trước mở đường”
trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Cuối cùng,
luận điệu cho rằng “dân không tin” vào chủ trương “tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” là chiêu bài không hề xa lạ của thế lực
thù địch dùng vấn đề dân chủ để lợi dụng, kích động, gây mất ổn định chính trị
- xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Nhưng thực tế những gì mà Đảng,
Nhà nước ta đã và đang làm là minh chứng rõ nét, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc,
phủ nhận thành quả về dân chủ ở nước ta. Đặc biệt gần đây, khi Luật Thực hiện
dân chủ ở cơ sở năm 2022 số 10/2022/QH15 do Quốc hội ban hành được thực hiện (từ
01/7/2023) đã đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; là cơ sở pháp lý
quan trọng để quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện tốt hơn tại cơ sở; góp
phần đạp tan mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Luật Thực hiện
dân chủ ở cơ sở năm 2022 được ví như “lá chắn thép” bảo đảm quyền làm chủ của
nhân dân. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ
của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được
thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo
luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo
quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở,
nguyên tắc, phậm vi, quyền và nghĩa vụ công dân thực hiện quyền dân chủ được
quy định ở điều 3 ÷ 6; quyền thụ hưởng của công dân được quy định ở điều 7; ở mục
2, mục 3, mục 4 chương 2 đã nêu rõ nội dung nhân dân bàn và quyết định, nhân
dân tham gia ý kiến, nhân dân kiểm tra, giám sát. Với
đạo luật này, thực hiện dân chủ ở cơ sở không còn là khẩu hiệu chung chung mà
đã trở thành quy phạm pháp luật quy định cụ thể về quyền của người dân, nhân
dân đã có công cụ pháp lý vững chắc để thực hiện quyền làm chủ của mình. Người
dân được biết, được bàn, được giải phóng sức sản xuất và sáng tạo, được kiểm
tra, giám sát, tài chính công khai, minh bạch hơn, từ đó nhân dân có điều kiện
thực tế để thụ hưởng những thành tựu mà dân chủ mang lại.
Trong những năm qua, các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện chiến lược
“diễn biến hòa bình” với tính chất ngày càng gay gắt, quyết liệt đòi hỏi sự tỉnh
táo nhận diện và đấu tranh những luận điệu phản động một cách kiên quyết, kiên
trì. Để thực hiện mục tiêu đó, cần tiếp tục tập
trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân
dân không ngừng nâng cao nhận thức về chủ trương “ bảo đảm tất cả quyền lực Nhà
nước thuộc về nhân dân” và thực hành tốt dân chủ ở cơ sở; chủ động trong đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân. Từ đó, làm cho người dân thấy rõ quan điểm
đúng đắn của Đảng, chính sách tốt đẹp của Nhà nước ta trong bảo đảm quyền con
người, quyền và lợi ích của công dân, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; để người
dân biết sử dụng và phát huy các quyền dân chủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình; vừa phát huy bản chất chế độ dân chủ, vừa là mục tiêu và động lực của
sự phát triển đất nước.

Bài viết hay
ReplyDelete