Càng gần đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, các thế lực thù
địch, phần tử cơ hội chính trị càng quyết liệt chống phá. Trong đó,
chúng xuyên tạc vai trò chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cuộc
bầu cử lần này, cần phải vạch mặt và bác bỏ.
>>Các nhà dân chủ cuội: Sao lại đổ lỗi cho kết quả tín nhiệm của cử tri
>>Báo chí vẫn còn "hạt sạn"
>>Phát huy dân chủ đại diện trong bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp
>>“Khép lại quá khứ” nhưng không được bóp méo lịch sử
>>Sự khác biệt về dân chủ và nhân quyền không cản trở được hợp tác quốc tế của Việt Nam
>>Cử tri Việt Nam luôn là người lựa chọn sáng suốt
>>Danh sách 197 ứng cử viên do Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV
>>Sự thật bẽ bàng về sự tín nhiệm của cử tri đối với các nhà dân chủ cuội
>>Tư tưởng Hồ Chí Minh về "vũ trang toàn dân" tạo thành sức mạnh toàn dân đánh giặc.
>>Không để thanh niên "cô đơn" trên mạng (bài cuối)
>>Công khai không có nghĩa là không có giới hạn
>>Bài 2: Tăng “sức đề kháng” giúp thanh niên ‘tự miễn dịch”
Hiện nay, trên một số trang mạng tự gọi là “lề dân”, có kẻ cho rằng:
Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, việc đề cử chỉ là “độc quyền của Đảng”
và các tổ chức “nối dài” của họ. Ngoài “vài” người được Đảng lựa chọn
“ngầm”, hầu hết những người tự ứng cử bị loại bỏ một cách “không thương
tiếc”(!). Và người ta “kêu gọi” các nhà “dân chủ” mạng hãy “tự ứng cử”;
hô hào “ký tên” ảo, tung hô, ủng hộ cho người này, người kia,… để gây
rối, phá hoại Cuộc bầu cử
Ảnh minh họa.
Mới đây, theo “mạch” tư duy kỳ thị với chế độ, chống phá Nhà nước,
người ta lại tung lên mạng nhiều bài viết về “tính chính danh” của Cuộc
bầu cử này. Theo họ, các cuộc bầu cử ở Việt Nam không có tính “chính
danh” (!). Vậy sự thực như thế nào?
Như mọi người đều biết, cho đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
người dân Việt Nam chưa bao giờ biết đến quyền công dân, quyền con
người. Trong khi đó, các quyền này của người dân ở các quốc gia như Hà
Lan, Anh (thế kỷ XVII); ở Mỹ, Pháp (thế kỷ XVIII) đã được hưởng (sau các
cuộc cách mạng dân chủ tư sản). Đối với nước ta, thực dân Pháp, tiếp đó
là đế quốc Mỹ đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược chẳng những
không mang lại quyền công dân, quyền con người cho nhân dân Việt Nam, mà
còn áp đặt chế độ thống trị trên cơ sở bảo tồn chế độ phong kiến thối
nát, tàn bạo. Các quyền công dân và quyền con người chỉ đến với nhân dân
Việt Nam qua cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt
Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Cuộc bầu cử đầu tiên của nhân dân Việt Nam vào ngày 06-01-1946, diễn ra
ngay trong lúc thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn. Sau đó, Quốc
hội và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam) và Hiến pháp đầu tiên của nhân dân ta - Hiến
pháp năm 1946 ra đời. Sự kiện này diễn ra cho đến nay đã tới 2/3 thế kỷ
(70 năm). Tất nhiên, nhân dân ta cũng đã trải qua 13 lần bầu cử đại biểu
Quốc hội, trong những bối cảnh chính trị khác nhau. Có những cuộc bầu
cử diễn ra trong chiến tranh, có những cuộc bầu cử diễn ra trong thời kỳ
hòa bình và gần đây là những cuộc bầu cử trong thời kỳ đổi mới, hội
nhập quốc tế. Cho dù hoàn cảnh nào, các cuộc bầu cử của nhân dân ta vẫn
chọn ra được các đại biểu Quốc hội - những người đại diện cho nhân dân
Việt Nam. Tất nhiên, trong đó có người đã thoái thác trách nhiệm nhân
dân giao phó, đào tẩu và có cả người bị bãi miễn. Tuy nhiên, không phủ
nhận rằng, tất cả các cuộc bầu cử nói trên đều do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo và các tổ chức, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể triển khai thực
hiện theo Luật Bầu cử và nghị quyết của Thường vụ Quốc hội. Thực tế cho
thấy, đa số ứng cử viên của Đảng đã trúng cử và khẳng định xứng đáng với
sự tín nhiệm của cử tri. Điều này không có gì khó hiểu và cũng không có
gì là bất bình thường cả!
Ở các quốc gia theo chế độ đa đảng, cử tri bỏ phiếu cho các ứng cử
viên của đảng mà họ lựa chọn. Do đó, số đại biểu của các đảng chính trị
trong nghị viện, quốc hội thường chiếm đa số. Sự trúng cử của số đại
biểu tự do là rất ít. Ở Việt Nam cũng như những quốc gia theo chế độ một
đảng lãnh đạo, đương nhiên, đại biểu quốc hội (nghị viện), đảng viên
của đảng chiếm đa số.
Vậy tính chính danh của một cuộc bầu cử là gì?
Trước hết, tính chính danh của một cuộc bầu cử dựa trên tiền
đề chính trị, đó là chế độ chính trị và lực lượng lãnh đạo, cầm quyền
chế độ đó có “chính danh” không?
Có một sự thật là - không ở đâu và bao giờ một quần thể, một đám đông
quần chúng hay nhân dân tự mình đứng lên cầm quyền cả. Chỉ những kẻ mỵ
dân và ấu trĩ về tri thức chính trị mới cho rằng, vai trò cầm quyền của
người dân là tự lập. Sự phân chia giai cấp, phân tầng xã hội tất yếu sẽ
dẫn đến việc ra đời các tổ chức chính trị, những đảng chính trị. Đến
lượt nó, những đảng chính trị này thông qua hiến pháp, pháp luật (còn
gọi là khế ước xã hội), họ trở thành lực lượng lãnh đạo, cầm quyền nhà
nước và xã hội. Đồng thời, lực lượng chính trị cầm quyền này thiết lập
các cơ chế quản lý nhà nước và xã hội theo quan điểm của mình. Cơ chế đó
bao gồm tổ chức nhà nước: cơ quan quyền lực hay lập pháp (quốc hội), cơ
quan hành pháp (chính phủ), cơ quan tư pháp (kiểm sát, tòa án). Cho đến
nay, đã có nhiều thể chế tổ chức nhà nước vận hành khác nhau, trong đó
có chế định của hiến pháp về bầu cử.
Ở nước ta, tính chính danh của các cuộc bầu cử dựa trên thể chế chính
trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã hơn 70 năm, từ khi nhân dân ta
giành được độc lập (năm 1945) đến nay. Việc nhân dân Việt Nam thông qua
Hiến pháp như thế nào tùy thuộc vào quy định của Quốc hội. Không ai có
quyền áp đặt cách thức phê chuẩn Hiến pháp phải như thế này hay như thế
khác cho nhân dân Việt Nam. Quan niệm “người dân Việt Nam chưa được thực
hiện việc chuẩn thuận bất kỳ một bản Hiến pháp nào” là hoàn toàn xa lạ
với nhân dân ta! Còn nhớ, trước khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua Hiến
pháp năm 2013, văn kiện này đã được công bố rộng rãi trên các phương
tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân, kể cả đồng bào ta ở
nước ngoài. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng, Hiến pháp năm
2013 của Việt Nam là một trong những bản Hiến pháp tiến bộ, đã cập nhật
nhiều giá trị chung của nhân loại, nhất là bản Hiến pháp này đã hiến
định tất cả các quyền con người.
Họ cho rằng, trong các cuộc bầu cử, “người dân được đi bầu nhưng toàn
bộ quá trình, quy trình, thủ tục bầu cử vẫn bị chi phối, chịu tác động
bởi Đảng Cộng sản Việt Nam”, thì điều này lại càng dễ hiểu. Đó là sự
hiển nhiên. Điều 4 Hiến pháp năm 2013 đã hiến định vai trò lãnh đạo nhà
nước và xã hội, chẳng lẽ Đảng Cộng sản Việt Nam để Cuộc bầu cử này cho
các “nhà dân chủ mạng” dẫn dắt theo quan điểm của phương Tây?
Tất nhiên, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích nào
ngoài việc bảo đảm đầy đủ các quyền bầu cử, ứng cử của công dân, bảo đảm
an toàn cho cuộc bầu cử, đồng thời ngăn ngừa kẻ xấu lợi dụng quyền dân
chủ để phá hoại các cuộc bầu cử.
Trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân của
Việt Nam năm 2015 có quy định về Hội nghị Hiệp thương. Đây là hội nghị
giữa các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội trong Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam. Hội nghị Hiệp thương cùng với vai trò của Hội đồng bầu cử
Quốc gia là cơ chế dân chủ quan trọng trong bầu cử Quốc hội. Hội nghị
Hiệp thương nhằm bảo đảm đúng tiêu chuẩn, cơ cấu đại biểu (bảo đảm đầy
đủ các giai cấp, tầng lớp, thành phần dân tộc, giới tính, tôn giáo,…
tham gia) và tạo ra sự đồng thuận xã hội.
Thực tế cho thấy, nếu không có hoạt động hiệp thương thì không thể có
một danh sách đề cử mang đầy đủ tính đại diện cho cơ quan quyền lực. Do
đó, không thể bảo đảm quyền của người dân tham gia vào công việc quản lý
Nhà nước. Thực tế cũng cho thấy, cử tri thường dựa vào kết quả hiệp
thương để cân nhắc khi bỏ phiếu cho ứng cử viên nào.
Chỉ thị 51-CT/TW, ngày 04-01-2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) về lãnh
đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 yêu cầu:
- Bảo đảm Cuộc bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp
luật; giới thiệu những người tiêu biểu, có quan điểm, lập trường chính
trị vững vàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, “Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ,…”.
- Cuộc bầu cử lần này cần chú ý đến cơ cấu đại biểu: giảm hợp lý số đại
biểu công tác tại cơ quan hành chính; tăng số lượng đại biểu chuyên
trách; bảo đảm tỷ lệ người ứng cử là phụ nữ, người dân tộc thiểu số và
có tỷ lệ hợp lý đại biểu các tôn giáo, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là
các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, đại biểu xuất thân từ công
nhân, nông dân, doanh nhân, đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về các
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, v.v. Trong Chỉ thị này, hoàn toàn không
có chuyện Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền bầu cử hoặc yêu cầu cử tri
phải bỏ phiếu bầu cho đại biểu của Đảng.
Như vậy, ai đó cho rằng: các cuộc bầu cử ở Việt Nam như “một mâm cơm đã
được soạn sẵn, ăn gì, ăn bao nhiêu, mắm muối thế nào đã được hệ thống
quyền lực áp đặt trước”, người dân “không thể chọn được người thực sự
đại diện cho mình” là một sự xuyên tạc trắng trợn, thủ đoạn chính trị
xấu xa, hòng làm giảm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam và chuyển hóa
chế độ xã hội ta sang mô hình “dân chủ”, “nhân quyền” ngoại nhập.
Những công dân Việt Nam chân chính và tất thảy những người có lương tri
trên thế giới không bao giờ chấp nhận và cho phép những âm mưu và hành
động thâm độc, nguy hiểm đó tồn tại làm vẩn đục bầu không khí bầu cử dân
chủ ở nước ta - ngày hội lớn của toàn dân.
Theo TRUNG THÀNH (Tạp chí Quốc phòng toàn dân)
