Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Saturday, May 21, 2016 , 0 bình luận

Một quy định mới trong bầu cử sẽ được áp dụng nhằm tăng tính minh bạch khi kiểm phiếu đó chính là việc phóng viên được tiếp cận tác nghiệp và tham gia chứng kiến việc kiểm phiếu.


Đợt bầu cử này, một quy định mới trong Luật Bầu cử sẽ được đưa vào áp dụng đó chính là việc phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.
Trong đó, khái niệm “phóng viên báo chí” được giải thích cụ thể là người có thẻ nhà báo còn hiệu lực, được cơ quan báo chí phân công, giới thiệu đến để chứng kiến việc kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Việc đăng ký tham gia chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu được thực hiện theo thủ tục. Theo đó, phóng viên báo chí xuất trình thẻ nhà báo còn hiệu lực và văn bản phân công hoặc giấy giới thiệu của cơ quan báo chí với Tổ trưởng Tổ bầu cử.
Về vấn đề có địa phương gửi văn bản đến cơ quan báo chí yêu cầu đăng ký phóng viên tác nghiệp tại các tổ bầu cử, Bộ trưởng Bộ TT&TT ông Trương Minh Tuấn khẳng định phóng viên được tác nghiệp tại tất cả các điểm bỏ phiếu. Chỉ có việc chứng kiến kiểm phiếu mới phải đăng ký.
Trong quá trình chứng kiến việc kiểm phiếu, nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm có quyền khiếu nại, tố cáo tại chỗ với Tổ bầu cử.

Phóng viên được tham gia chứng kiến việc kiểm phiếu. Ảnh minh hoạ
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 75 của Luật bầu cử.c) Để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra thành công tốt đẹp và đúng quy định của pháp luật, đồng thời bảo đảm quyền lợi chính đáng của người ứng cử và các cá nhân, tổ chức có liên quan, người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm có trách nhiệm liên hệ trước với Tổ bầu cử về việc tham dự chứng kiến kiểm phiếu.
Quan sát quá trình Tổ bầu cử thực hiện việc kiểm phiếu từ vị trí đã được Tổ bầu cử bố trí; tuân thủ các quy định của pháp luật, nội quy phòng bỏ phiếu và sự hướng dẫn của Tổ bầu cử; bảo đảm an toàn, trật tự, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Tổ bầu cử; khiếu nại, tố cáo với Tổ bầu cử nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm phiếu.
Ủy ban bầu cử tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận đề nghị và danh sách phóng viên báo chí của các cơ quan báo chí ở địa phương được cử tham gia chứng kiến việc kiểm phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn (theo Công văn số 467/TBVBPLTT-PL ngày 18-5-2016 của Tiểu ban văn bản pháp luật và thông tin, tuyên truyền của Hội đồng bầu cử quốc gia) và chỉ đạo các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương tạo điều kiện cho phóng viên báo chí tác nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Phóng viên báo chí có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, nội quy phòng bỏ phiếu và sự hướng dẫn của Tổ bầu cử trong quá trình tác nghiệp; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Tổ bầu cử; đưa tin, bài kịp thời, trung thực, chính xác về quá trình kiểm phiếu bầu cử để góp phần vào công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Phóng viên báo chí nước ngoài có nhu cầu tham dự, đưa tin về hoạt động trong ngày bầu cử tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Tổ bầu cử có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm, phóng viên báo chí tham gia chứng kiến việc kiểm phiếu. Bố trí vị trí quan sát, chứng kiến thuận lợi nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm phiếu của Tổ bầu cử.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc kiểm phiếu (nếu có) và ghi nội dung giải quyết vào biên bản. Trường hợp không giải quyết được thì phải ghi rõ ý kiến của Tổ bầu cử vào biên bản giải quyết khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Ban bầu cử.
Tổ trưởng Tổ bầu cử có quyền yêu cầu người chứng kiến kiểm phiếu, phóng viên báo chí ra khỏi khu vực kiểm phiếu nếu người chứng kiến kiểm phiếu, phóng viên báo chí có hành vi vi phạm nội quy phòng bỏ phiếu, gây mất an toàn, trật tự, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Tổ bầu cử.
Minh Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X