(Tindautruongdanchu)- Hiện nay trên Mạng xã hội có dư luận chưa
đúng về Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, đa phần đều mang tâm lý phản đối và bất
an, lo lắng nhất là cho các bậc cha mẹ phụ huynh có con em vào tuổi đến trường
và ngay ở các cấp học trong hệ thống giáo dục hiện nay.
Hiểu thêm về chủ thể phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
- Liveshow của Nguyễn Tín: Hạ màn 'trò bỉ ổi' của làng khoác áo dân chủ
- Vụ cuốn sách 'Gạc Ma-vòng tròn bất tử': Nguyễn Văn Phước định 'cả vú lấp miệng em'!
- Từ chối cho nhập cảnh ông Minar Pimple là quyền lợi ích hợp pháp của Quốc gia Việt Nam
- Thủ đoạn bình mới rượu cũ của các nhà 'dân chủ': Có nên cần các câu lạc bộ phòng chống tội phạm?
Về sự việc này người viết có đôi điều suy nghĩ như sau:
Internet đem cho chúng ta một khối lượng kiến thức không lồ,
song mọi người phải tìm hiểu chính xác về thông tin, nội dung mình quan tâm.
Hiện nay cộng đồng mạng đang bàn tán xôn xao và có nhiều luồng ý kiến trái
chiều khác nhau về Tiếng việt công nghệ giáo dục, không phải năm nay mới đưa
vào giảng dạy; thực tế ở một số địa phương đã giảng dạy theo chương trình này
và đã thu được kết quả tương đối tốt.
Đối tượng Diệu Lê xuyên tạc về Tiếng Việt công nghệ giáo dục bằng những luận điệu bỉ ổi (Ảnh Thành Nam)
Ví dụ như “người lớn chúng ta thường không phải lúc nào cũng
phân biệt chính xác khi nào sử dụng “Y” khi nào sử dụng “I” hay khi nào sử dụng
“CH” khi nào dùng “TR” sau khi hỏi một số cháu và cả con tôi thì học theo tiếng
việt công nghệ giáo dụng đã giải quyết rất tốt vấn đề này”. Còn vấn đề ô tròn,
ô vuông, ô tam giác thì chúng ta phải hiểu trong tiếng có chữ và âm và trẻ nhỏ
thì phải học cả âm và chữ, những hình đó không phải là để thay thế chữ viết.
Đối tượng Hoàng Công Cường cố tình xuyên tạc gán ghép giữa cải cách chữ viết của GS Bùi Hiền với cải cách Tiếng Việt công nghệ giáo dục (Ảnh Thành Nam)
Hiện nay cũng có không ít người lợi dụng vấn đề này cốt là để
câu “like” do đó đã cố tình đưa và dẫn dắt mọi người đi tới sự hoang mang; ở
mức độ cao hơn một số bộ phận còn cho rằng văn hóa chữ viết của chúng ta đang
có vấn đề và không để con trẻ ra làm vật thí nghiệm, kêu gọi mọi người tẩy chay
công nghệ giáo dục Tiếng Việt, đáng chú ý có bộ phận còn công khai chống phá
lại quan điểm chủ trương đường lối đổi mới giáo dục của chúng ta.
Các hoạt động trên: nhằm mục đích gây tâm lý hoài nghi lo lắng
cho mọi người. Vì vậy, mọi người phải tin tưởng vào công cuộc cải cách giáo dục
của chúng ta hiện nay; giữ được bản sắc văn hóa dân tộc về ngôn ngữ, chữ viết
của chúng ta. Tôi cũng như mọi người có thể chưa thật quan tâm và dạy con trẻ
đánh vần đúng theo cách học công nghệ giáo dục mới hiện nay nhưng yên tâm là
con trẻ chúng ta sau khi học xong đã phát âm chuẩn, sử dụng chữ viết chuẩn và
có khả năng khám phá ra cái mới với những tư duy độc lập.
Nguyễn Lân Thắng định giở trò gì về Tiếng Việt công nghệ? (Ảnh Thành Nam)
Hơn nữa, đối với những vùng sâu, vùng sa, khu vực còn gặp nhiều
khó khăn, ít có điều kiện để tiếp cận, cập nhật với những cái mới, cái tiến bộ.
Học theo công nghệ giáo dục hiện nay có nhiều tối ưu, tuy nhiên phải có những
phương pháp dạy học phù hợp mới mang lại hiệu quả đích thực đó là trách nhiệm
của mọi người mà trước hết là của giáo viên, ngành giáo dục và gia đình cũng
như toàn xã hội.
Vì vậy chúng ta là những bậc cha mẹ không nên để con cái chúng
ta hoang mang, nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào quá trình học tập của con cái mình
và cũng không để một bộ phận nào đó lợi dụng, hay vô tình tiếp tay cho những kẻ
trục lợi, kẻ chỉ muốn phá hoại công cuộc đổi mới của đất nước.
Ngọc Thắng (Ảnh Thành Nam)
