(Tindautruongdanchu)-Mạng
xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên trên Internet gồm trang thông tin cá
nhân (blog), diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ hình ảnh,
âm thanh… Một số mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay là: Facebook, Youtube,
Instagram, Twitter,… Mạng xã hội đã và đang thực sự trở thành một yếu tố quan
trọng trong việc thu hút số người sử dụng, tương tác, trở thành nguồn tin quan
trọng của báo chí.
Lột bộ mặt thật của những kẻ đấu tranh dân chủ: 'Nguyễn Peng'-kẻ 'buôn chữ chính trị' trên mạng xã hội (kỳ 1)
- Trò lố của Việt tân về luận điệu ‘Quan hệ dân cán bộ hôm nay’
- Chiêu bài áp dụng học thuyết ‘Phản kháng phi bạo lực’ của chủ nghĩa đế quốc
- Lợi dụng vụ đánh bạc nghìn tỉ để ‘nói xấu’ chế độ
- Vụ cưỡng chế Chùa An Cư: Biến nhà ở thành 'chùa' để vu khống chính quyền!
Hiểu
rõ thế mạnh này, không ít cơ quan báo chí, nhất là báo điện tử hiện nay cũng đã
và đang sử dụng mạng xã hội và trang fanpage để tăng cường sự tương tác giữa tờ
báo với bạn đọc, đồng thời cũng là kênh quảng bá hữu hiệu cho tờ báo đó. Các
nhà báo cũng sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin lẫn nhau và là nguồn cung
cấp tin, bài cho độc giả; ngược lại, độc giả cũng giúp cho nhà báo và cơ quan
báo chí những chủ đề mới, nóng hổi bởi không phải chỗ nào nhà báo cũng có mặt để
mà trực tiếp tác nghiệp.
Đạo đức và trách nhiệm của nhà báo khi tương tác trên môi trường mạng xã hội (Nguồn ảnh internet)
Đã
có nhiều nhà báo tham gia mạng xã hội một cách rất chuẩn mực, trách nhiệm cao
và mang lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, bằng uy tín của mình, một số nhà báo
đã góp phần tạo ra những dư luận xã hội mang tính tích cực, nhân văn, nhân ái
như các phong trào từ thiện: chung tay xoa dịu nỗi đau từ hậu quả chiến tranh,
chia sẻ với đồng bào vùng cao đặc biệt khó khăn, vùng bão lũ; hoặc kêu gọi cộng
đồng giúp đỡ một mảnh đời bất hạnh… Trang cá nhân của nhiều nhà báo trở thành địa
chỉ để cộng đồng mạng tạo vòng tay kết nối, chia sẻ mà sức lan tỏa, hiệu ứng của
nó rất lớn, được xã hội ủng hộ, ghi nhận.
Tuy
nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, mạng xã hội cũng đã và đang gây
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống báo chí, nhất là với những tờ báo có nhiệm vụ
định hướng, dẫn dắt người đọc bằng những thông tin chính thống. Trong thời gian
vừa qua, mạng xã hội có muôn vàn những thông tin đa chiều, không có kiểm soát,
lại được sự chia sẻ, hưởng ứng của nhiều người, trong đó có cả một bộ phận “cư
dân” mạng là các nhà báo, phóng viên. Những thông tin sai lệch, phản cảm đã gây
hệ lụy không nhỏ với sự ổn định trong đời sống xã hội, thậm chí nguy hại đến an
ninh chính trị, trật tự xã hội. Một bộ phận nhà báo thoái hóa, biến chất, hoặc
bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng, lập ra những trang blog cá nhân,
hoặc dùng facebook, twitter, instargram… ẩn danh hoặc chính danh thường xuyên
đăng bài, viết status mang tính “hai mặt”, thu hút “cư dân” mạng bình luận,
chia sẻ, gây nóng không gian mạng về một vấn đề hay sự kiện nào đó… Không gian mạng xã hội đã và đang trở thành
“mảnh đất màu mỡ” cho các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá. Không ít những
vấn đề tưởng rất bình thường mà đã bị đẩy lên thành nóng, thậm chí cực nóng,
gây hoang mang, dao động và diễn biến khó lường… Điều đó đã được một nhà báo của
Báo Quân đội nhân dân cho rằng, đây
chính là biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ nhà báo cần
phải được chỉ rõ và có biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi.
“Nhà
báo và mạng xã hội” là chủ đề nóng hổi của cuộc tọa đàm do Hội Nhà báo Việt Nam
tổ chức mới đây đã góp phần giải đáp câu hỏi: Chuẩn mực và trách nhiệm của nhà
báo khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác như thế nào,
cụ thể là gì trong điều kiện hiện nay?
Vấn
đề đầu tiên được nêu ra đó là việc xác định vai trò của nhà báo với mạng xã hội,
thì nhà báo không chỉ là một “cư dân” mạng bình thường mà phải là người có
trách nhiệm và sự chuẩn mực khi tham gia mạng xã hội, bởi lẽ, mỗi nhà báo ngoài
việc được trang bị cả về kiến thức, kỹ năng làm báo, có hiểu biết pháp luật, có
năng lực phát hiện vấn đề và xử lý thông tin,.. thì còn có tầm ảnh hưởng với cộng
đồng mạng bởi uy tín của mình. Vì vậy, thực tế đã khẳng định, nhà báo có vai
trò rất quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội theo chiều
tích cực và tiêu cực. Nếu sự dẫn dắt tích cực, khách quan thì sẽ góp phần giúp
cho những thông tin trên không gian mạng lành mạnh, có ích trong cả vấn đề xây
và chống; ngược lại, nếu sự dẫn dắt tiêu cực, phiến diện chủ quan, và nhất là lại
cố tình lợi dụng tấm thẻ nhà báo của mình, thể hiện quyền lực để vụ lợi, thì rất
dễ tạo dư luận xấu, gây hoang mang trong xã hội.
Vậy
nhà báo có được phép tham gia mạng xã hội hay không, thắt chặt quản lý hoặc cấm,
hay để họ tự do cá nhân? Rất nhiều ý kiến cho rằng, các nhà báo không thể không
tham gia mạng xã hội; các cơ quan báo chí cũng cần khuyến khích các nhà báo
tham gia mạng xã hội, nhằm phát huy triệt để mặt tích cực của nó trong việc
khai thác thế mạnh về thông tin, phát hiện đề tài.
Việc
tham gia mạng xã hội của mỗi nhà báo phải thể hiện sự chuẩn mực về độ chính
xác, tin cậy, nghiêm ngắn của thông tin, chuẩn mực về sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh.
Và bên cạnh sự chuẩn mực thì trách nhiệm của nhà báo là phải bằng kiến thức, khả
năng của mình, góp phần dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, tỏ thái độ nên hay
không nên, khen hay chê, hưởng ứng làm theo hay đấu tranh đẩy lùi, phản
bác… Để làm được điều này, nhà báo phải
có bản lĩnh, tỉnh táo trước những vấn đề xã hội đang diễn ra để không bị mạng
xã hội dẫn dắt hoặc cuốn theo, nhầm đường lạc lối do vô tình hoặc cố ý. Mọi sự
tham gia trên mạng xã hội, nhà báo phải tuân thủ pháp luật trong khuôn khổ Luật
Báo chí, Luật An ninh mạng và các quy định của Nhà nước, bằng cả quyền và nghĩa
vụ công dân, cũng như ý thức về chức trách, nhiệm vụ của mình trong tư cách một
nhà báo. Đặc biệt, những nhà báo có “thương hiệu” thì lại càng phải nêu gương,
đi đầu trong sự chuẩn mực và trách nhiệm.
Hội
Nhà báo Việt Nam với vai trò là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tự nguyện
của các nhà báo trong dự thảo Quy tắc sử dụng mạng xã hội của nhà báo, hội viên
(gồm 7 điều) cũng khẳng định: “Hội khuyến
khích hội viên, nhà báo lập tài khoản trên mạng xã hội, tranh thủ sự hỗ trợ tối
đa của nền tảng tiện ích dịch vụ internet nói chung, mạng xã hội nói riêng và
các phương tiện truyền thông khác trong thực hiện nhiệm vụ và hành nghề hợp
pháp… Thông qua mạng xã hội để nắm thông tin, tương tác, mở rộng kiến thức về tất
cả các vấn đề của đời sống xã hội; phát hiện nhân tố mới, điển hình tiên tiến,
gương người tốt việc tốt để đi sâu khai thác, tuyên truyền, hướng dẫn dư luận
xã hội. Đồng thời, kịp thời đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật,
tiêu cực trong xã hội. Thông qua mạng xã hội để góp ý kiến mang tính xây dựng
những vấn đề liên quan đến chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các lĩnh
vực đời sống xã hội… Nhà báo, hội viên có quyền lựa chọn, đăng tải, bình luận,
chia sẻ và tự chịu trách nhiệm về những thông tin này…”. Mặt khác, dự thảo cũng đề ra 14 hành vi mà Hội
Nhà báo Việt Nam nghiêm cấm, đây là sự cụ thể hóa Điều 5 Quy định đạo đức nghề
nghiệp người làm báo Việt Nam mà vẫn có tính khái quát cao, không trùng lặp với
những điều đã thể hiện trong Luật Báo chí, Luật An ninh mạng và các văn bản dưới
luật khác. Dự thảo sẽ tiếp tục được lấy ý kiến rộng rãi các cấp hội để có thể
chính thức đưa vào sử dụng trong thời gian tới.
Nhà
báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định:
Cùng với 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, hy vọng bằng
Quy tắc này, sẽ góp phần tạo hành lang cần và đủ cho các nhà báo khi tham gia mạng
xã hội. Bên cạnh Quy định đạo đức nghề nghiệp và Quy tắc mà Hội sắp ban hành,
thì ở nhiều tổ chức Hội, cơ quan báo chí cũng đã chủ động đề ra những quy định
cho riêng mình về nhà báo tham gia mạng xã hội để quản lý, giúp cho Hội đồng xử
lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo các cấp tham chiếu, làm cơ sở xử
lý những sai phạm, để như trên đã đề cập, mỗi nhà báo sẽ là một chuẩn mực và
trách nhiệm.
Đình Đồng

Tôi rất đồng tình với nội dung của bài viết, ngày nay bị ảnh hưởng rất lớn của mạng xã hội và tác động mặt trái của cơ chế thị trường, đòi hỏi người làm báo phải có bản lĩnh, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cao với mạng xã hội, không để kẻ xấu lợi dụng chống phá. Hiệp hội Nhà báo cần có quy chế nhất định ngăn chặn những vi phạm tiêu cực đối với Nhà báo hiện nay là việc làm rất cần thiết.
ReplyDelete