(Tindautruongdanchu)- Nhiều bạn lan truyền nhau câu nói (chưa được dẫn nguồn chính thức) của
người biểu tình Pháp là “Chúng tôi muốn có một chính phủ như Việt Nam”. Trong
suốt mấy chục năm đổi mới đặc biệt trong những năm gần đây Việt Nam trở thành ví
dụ điển hình của “một chính phủ kiến tạo, vì dân” nhưng điều đó đã đủ để trở thành
hình mẫu trong mắt người Pháp hay chưa? E rằng là chưa! Có chăng, chúng ta mới
chỉ là “hình mẫu lý tưởng” cho các nước châu Phi và châu Mỹ La tinh mà thôi.
Ngụy sử biến 'giả thành chân châu': Cảnh giác với thủ đoạn nguy hiểm mới của 'ngụy sử' (Kỳ 2)
1- Cuộc bạo loạn mang bản chất
mâu thuẫn giai cấp của thế kỷ 21 nhưng mang “bộ mặt” của đấu tranh giai cấp thế
kỷ 19
Phong trào biểu tình “áo vàng” tại Pháp gần 1 tháng gần đây mang biểu hiện
của sự phẫn nộ, oán giận mà tầng lớp lao động trút lên hàng loạt bất công chồng
chất mà họ đang phải chịu đựng. Nhiều người biểu tình lên tiếng cho việc họ đã
phải vật lộn ra sao để xoay xở đủ tiền thuê nhà, nuôi sống gia đình và thậm chí
phải dành dụm chi tiêu để trả cho các chi phí sinh hoạt khác như giá nhiên liệu
không ngừng tăng lên trong khi thu nhập gia đình thì hầu như vẫn vậy. Nguyên nhân
của tình trạng đó là một vòng lẩn quẩn mà các nhà tư bản châu Âu mà điển hình là
Pháp đã tự tạo ra.
Nhóm 'Áo khoác vàng' vẫn không nhượng bộ mặc dù Chính phủ Pháp đã nhượng bộ
Dân số hiện tại của Pháp là 65.339.962 người vào ngày 05/12/2018 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc thế nhưng độ tuổi trung bình ở Pháp chỉ nằm ở ngưỡng 41 tuổi. Dân số già hóa, số lượng lao động trong nước giảm sút. Để góp phần tăng trưởng, Pháp đã tăng cường sự hiện diện về kinh tế, chính trị và quân sự ở các nước châu Phi. Đồng thời với đó là chính sách nhập cư khá lỏng lẻo. Việc này tạo ra một làn sóng nhập cư mạnh mẽ vào nước Pháp.
Với nguồn nhân công rẻ mạt ngày càng tăng lên đến từ các nước nghèo, giới
tư bản Pháp ngày càng giàu lên. Họ nhận ra rằng sẽ phải trả ít hơn cho những người
lao động nhập cư và lao động da màu so với những người lao động Pháp bản địa. Và
thế là trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của Pháp số lượng lao động là người
nhập cư ngày càng tăng lên. Cùng với đó là việc người lao động Pháp bản địa đứng
trước 2 lựa chọn. Một là bị đẩy ra đường và Hai là chấp nhận mức lao động rẻ mạt
như những người nhập cư từ các quốc gia khác đặc biệt là từ châu Phi.
Điều này tạo lên mâu thuẫn ngay trong chính những người lao động tại Pháp.
Mâu thuẫn giữa một bên là lao động nhập cư và một bên là lao động bản địa Pháp.
Người nhập cư càng nhiều thì lao động bản địa của Pháp càng có nguy cơ thất
nghiệp. Nếu họ không muốn mất việc thì họ phải chấp nhận hạ mức lương mặc dù
chi phí đời sống ngày càng cao. Và cứ thế, trong cái vòng lẩn quẩn ấy, người
lao động Pháp ngày càng nghèo vì mức lương ngày càng thấp đi, trong khi giới tư
bản Pháp thì lại càng giàu lên trông thấy. Bằng chứng nhãn tiền cho điều đó là
tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp ngày tăng lên và đã chạm mốc 9-11% dân số.
Mâu thuẫn ấy ngày càng lên cao khi chính Phủ Pháp áp đặt các chính sách
cắt giảm 3,2 tỷ Euro thuế cho người giàu. Những cải cách của ông Macron cho thấy
hầu như rất ít kết quả tăng trưởng thực sự. Thay vào đó, Tổng thống Pháp còn bị
cáo buộc chỉ làm lợi cho những người giàu. Đây là một trong những nguồn cơn tạo
nên sự giận dữ của đám đông những người biểu tình Áo vàng.
Cùng với làn sóng nhập cư, ngoài mâu thuẫn về sắc tộc thì mâu thuẫn về tôn
giáo cũng ngày càng tăng lên trong xã hội Pháp. Mặc dù chính thức theo đường lối
thế tục từ năm 1905, Pháp vẫn là một quốc gia của 45.000 nhà thờ Công giáo và hầu
như tất cả các ngày nghỉ lễ đều dành cho người Thiên chúa. Pháp cũng là một
trong những nước có dân số Hồi giáo lớn nhất ở châu Âu nhưng hành động đeo mạng
che mặt khi ra đường, một quy định mà phụ nữ Hồi giáo phải tuân theo, lại bị nghiêm
cấm. Cùng với mâu thuẫn sắc tộc, ngọn lửa xung đột giữa tín đồ Thiên Chúa và người
theo đạo Hồi ở Pháp ngày càng bùng phát mà đỉnh điểm là vụ việc một thanh niên
theo đạo Hồi đã cứa cổ một linh mục Thiên Chúa giáo tại một nhà thờ ở ngôi làng
nhỏ thuộc vùng Saint Etienne du Rouvray, miền bắc Pháp hồi tháng 7/2016.
Sự cộng hưởng các yếu tố mâu thuẫn giai cấp, xung đột sắc tộc và tôn giáo
đã “tồn tại” trong xã hội Pháp nhiều chục năm nay và việc tăng giá xăng hồi cuối
tháng 10, đầu tháng 11 vừa qua đã trở thành “giọt nước làm tràn ly” thổi bùng sự
phẫn nộ với người lao động và giới tư nhân “nhỏ lẻ”. Khi mà không có bất cứ đảng
phái, tổ chức nào lãnh đạo hoặc chính những người mang mác “cộng sản” ở Pháp đã
ngầm thỏa hiệp với giới chủ tư bản thì biện pháp cuối cùng mà “giai cấp vô sản”
Pháp hiện tại có thể làm lại quay về mô-tuýp xưa cũ của đấu tranh giai cấp là “đập
phá máy móc”. Một phương pháp đấu tranh ngô nghê và hết sức sai lầm trên chính “cái
nôi” của Cách mạng dân chủ.
2- Những thế lực ngầm?
Tại châu Âu, 4 lực lượng quân sự mạnh nhất xếp theo thứ tự là Nga – Pháp
– Anh – Đức. Pháp vẫn là một trong những lực lượng quân sự đáng nể ở châu Âu do
nước này duy trì một khả năng răn đe hạt nhân hoàn toàn độc lập cùng một cơ sở
công nghiệp quốc phòng tự chủ. Pháp sở hữu lực lượng quân đội chính quy của
Pháp lên tới 215.000 quân, một đội tàu ngầm chở các tên lửa và đầu đạn tự chế tạo,
phi đội máy bay ném bom Mirage 2000N và tên lửa ASMP, xe tăng chủ lực LeClerc
và trực thăng Tiger.
Việc 2 quốc gia nòng cốt ở châu Âu là Pháp và Đức “tiền hô hậu ủng” về
việc xây dựng một quân đội châu Âu không phải ngẫu nhiên, mà cho thấy quyết tâm
của lục địa già muốn tự đảm đương trách nhiệm bảo vệ an ninh cho chính mình. Điều
này cũng đồng nghĩa với việc châu Âu sẽ thoát khỏi “chiếc ô an ninh” của NATO
do Mỹ giữ vai trò quyết định. Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ nghỉ hưu vào năm
2021 còn Anh đã rời Liên minh châu Âu (EU) từ hồi tháng 3. Theo đó, lẽ ngẫu nhiên
Tổng thống Pháp Macron là ứng cử viên sáng giá nhất lãnh đạo khu vực kinh tế
này.
Tháng 11/2017, tạp chí Time phỏng vấn độc quyền và in hình Tổng thống
Macron lên trang bìa, một điều hiếm hoi đối với các nhà lãnh đạo Pháp tại nhiệm.
Tiêu đề của bài phỏng vấn là:
“The next Leader of Europe. If he can lead France” - "Đây là chân
dung nhà lãnh đạo tiếp theo của châu Âu, nếu ông ấy có thể lãnh đạo Pháp".
Với chủ trương lấy lại sức mạnh cho “lục địa già” tổng thống Pháp Macron
đang là người đứng đầu cho xu thế xây dựng quân đội riêng của liên minh Châu Âu
nhằm tăng cường sự biệt lập khỏi sức mạnh “quân sự Mỹ”. Lẽ ngẫu nhiên ai cũng hiểu,
nơi nào Mỹ có sự hiện diện quân sự thì nơi đó có sự hiện diện chính trị của nước
này. Điều đó có lẽ đã làm mếch lòng chính phủ Mỹ một cách sâu sắc!
Hãy thử logic hóa lại cuộc bạo loạn vừa rồi ở Pháp. Vào cuối tháng 10,
khi những người biểu tình đầu tiên khoác chiếc áo gile vàng lên người và xuống
đường phản đối việc chính phủ Pháp áp thuế môi trường khiến giá nhiên liệu tăng.
Ban đầu họ chủ yếu tụ tập quanh vòng xoay giao thông ở các tỉnh lộ sau đó tiến
ra quốc lộ, cố gắng làm ách tắc giao thông ở các điểm thu phí.
Từ đó đến nay, những người “Áo vàng” đã có 3 cuộc xuống đường lớn, đều
vào những ngày thứ Bảy cuối tuần. Ngày 17/11, toàn nước Pháp có 282 ngàn người
“Áo vàng” xuống đường. Ngày t24/11, con số là 166 ngàn người. Và thứ Bảy vừa
qua, 1/12, là 136 ngàn người.
Nhìn vào các con số, thì dường như phong trào đang yếu đi. Nhưng thực tế
thì không phải vậy. Mức độ bạo lực gia tăng qua mỗi lần xuống đường. Đợt đầu
tiên, 17/11, hầu như không có sự cố gì nghiêm trọng. Đến ngày 24/11, thiệt hại
bắt đầu đáng lo: 2 người chết, 103 người bị bắt giữ, vài chục xe ô tô bị đốt
cháy. Đến ngày 1/12 thì sự tồi tệ lên đến đỉnh điểm. Trung tâm thủ đô Paris biến
thành “chiến trường” với khói lửa, hơi cay, vòi rồng, gạch đá. Khải Hoàn môn,
biểu tượng chiến thắng của nước Pháp, nơi đặt “Ngọn lửa chiến sĩ vô danh” bị đập
phá và bôi nhọ. Bức tượng nàng Marianne tượng trưng cho nền Cộng hoà Pháp bị đập
vỡ đầu. Trên tường, các dòng chữ graffiti đen kịt những khẩu hiệu như “Macron
démisssion”- “Macron từ chức”.
Đến đây chúng ta nên đặt ra một câu hỏi là có một “thế lực ngầm” nào đó đứng
phía sau phong trào “Áo vàng” ở Pháp suốt 1 tháng nay không? Tất cả mặc cùng một
loại áo là “Gile vàng”, phương cách diễn biến từ biểu tình đi đến xung đột bạo
lực! Liệu rằng đây có phải là một âm mưu sâu sa nhằm “hạ bệ Macron”, làm rung
chuyển chính trường Pháp, nơi có những chính khách đang muốn “thoát ly Mỹ”?
Hãy thử so sánh cuộc bạo loạn tại Pháp vừa qua với việc diễn biến bạo loạn
lật đổ chính quyền của các nước như Syria, Lybia, Iraq,… trước đây. Thậm chí, nó
cũng mang một “bộ mặt” tương tự như vụ bạo loạn tại Bình Thuận hồi tháng 6/2018
vừa qua tại Việt Nam. Một kịch bản hết sức tương đồng! Và bạn biết, “thế lực ngầm”
nào đang đứng sau tất cả những biến cố kinh tế - chính trị - quân sự trên rồi đấy!?
3- Sự
hiện diện của quốc kỳ Việt Nam – Nên vui sướng và hãnh diện hay điều gì khác?
Khi bạn tìm một “hình mẫu” cho phong trào giải phóng dân tộc” thì bạn có
thể nghĩ ngay đến Việt Nam. Tương tự như vậy, nếu bạn muốn tìm một mẫu hình lý
tưởng cho đấu tranh giai cấp để “kích thích” đấu tranh bạn cũng sẽ nghĩ ngay đến
Việt Nam. Không những vậy, hai chữ Việt Nam cũng có dấu ấn quá mạnh với người
Pháp. Dấu ấn chính là sự kiện Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858 kéo dài cho đến đại
thắng Điện Biên Phủ của Việt Minh năm 1954.
Nhiều bạn lan truyền nhau câu nói (chưa được dẫn nguồn chính thức) của
người biểu tình Pháp là “Chúng tôi muốn có một chính phủ như Việt Nam”. Trong
suốt mấy chục năm đổi mới đặc biệt trong những năm gần đây Việt Nam trở thành ví
dụ điển hình của “một chính phủ kiến tạo, vì dân” nhưng điều đó đã đủ để trở thành
hình mẫu trong mắt người Pháp hay chưa? E rằng là chưa! Có chăng, chúng ta mới
chỉ là “hình mẫu lý tưởng” cho các nước châu Phi và châu Mỹ La tinh mà thôi.
Liên hệ đến phần phân tích về “thế lực ngầm” tôi đã phân tích ở mục 2, các
bạn liệu có nghĩ đến việc quốc kỳ cờ đỏ sao vàng của chúng ta hiện diện ở bạo
loạn Pháp là một hành động đầy chủ đích mang mưu đồ “ném đá giấu tay” của “thế
lực ngầm” tôi đã nói ở trên hay không? Hoàn toàn có thể! Không gì “thâm độc” như
thế! Chính vì vậy khi là quốc kỳ của chúng ta tung bay ở nước Pháp tôi thấy tự
hào thì ít mà suy nghĩ và lo lắng thì nhiều hơn!
Tóm lại, bạo loạn ở Pháp đã “bóc trần” bộ mặt xuống cấp nghiêm trọng nhưng
được phủ lên trên lớp son phấn mỹ miều với Tháp Eiffel, bảo tàng Lourve và nhà
thờ Đức bà Paris của xã hội Pháp. Mâu thuẫn giai cấp bộc phát và thể hiện ngày
càng sâu sắc trong xã hội tư bản là tiền đề cho giai cấp vô sản đấu tranh và giành
lấy chính quyền. Thế nhưng trong phạm vi của cuộc bạo loạn này chúng ta chưa thể
khẳng định triệt để rằng nó là kết quả của đấu tranh giai cấp hay thực chất là
một mưu đồ trả thù cực kỳ thâm hiểm của “thế lực ngầm” phía sau khi không muốn
bị “hất cẳng khỏi châu Âu”! Nếu là trường hợp thứ 2 thì chúng ta có nên vui mừng!?
Tất nhiên là KHÔNG!
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 6-12 cho biết "ngay từ khi xảy ra các vụ việc biểu tình, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã thường xuyên theo dõi tình hình, cử người túc trực đường dây nóng để địp thời hỗ trợ công dân Việt Nam trong trường hợp gặp khó khăn.
Bộ Nội vụ Pháp thông báo đến nay không có trường hợp người nước ngoài nào bị ảnh hưởng trong các vụ việc trên. Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp công dân Việt Nam nào bị ảnh hưởng bởi các vụ biểu tình"
Trong trường hợp cần trợ giúp, công dân Việt Nam có thể liên hệ với đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp theo số +33-01-44146400 hoặc Tổng đài bảo hộ công dân theo số +84-981-848484.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ngày 6-12 cho biết "ngay từ khi xảy ra các vụ việc biểu tình, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã thường xuyên theo dõi tình hình, cử người túc trực đường dây nóng để địp thời hỗ trợ công dân Việt Nam trong trường hợp gặp khó khăn.
Bộ Nội vụ Pháp thông báo đến nay không có trường hợp người nước ngoài nào bị ảnh hưởng trong các vụ việc trên. Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp công dân Việt Nam nào bị ảnh hưởng bởi các vụ biểu tình"
Trong trường hợp cần trợ giúp, công dân Việt Nam có thể liên hệ với đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp theo số +33-01-44146400 hoặc Tổng đài bảo hộ công dân theo số +84-981-848484.
Hồng Kỳ
