Theo
KCTD - Bàn về đường lối ngoại giao của
Việt Nam chúng ta không khó để nhận thấy có vô vàn kỳ tích đã được tạo nên bởi
các thế hệ cha ông chúng ta. Cho đến nay, những kỳ tích đó càng được vận dụng
và phát triển ở một tầm cao hơn, mềm mại, khéo léo nhưng cũng kiên quyết để
trong ấm ngoài êm, đoàn kết cùng bắt tay nhau phát triển thịnh vượng vì một
tương lai tốt đẹp của nhân loại. Ấy vậy mà một số thành phần ở hải ngoại lại
đăng tải những bài nói xuyên tạc đường lối ngoại giao của Việt Nam chúng ta.
Gần đây trên trang youtube, ở Video
Shorts mới nhất của Kênh BBC News Tiếng Việt. Có đăng một đoạn Video của một
người mệnh danh là của BBC News có nói về đường lối “ngoại giao cây tre” của Việt
Nam. Cũng trên đoạn Clip này tác giả để đoạn trích của Giáo sư với tên gọi là Alexander
L Vuving với nội dung: “Cây tre Việt Nam hoàn toàn có thể bị gấu trúc Trung Quốc
gặm nhấm”.
Đây là một luận điệu tuyên truyền hòng gây
mâu thuẫn hai nước láng giềng có bề giày truyền thống đoàn kết hợp tác Việt Nam
và Trung Quốc nhân chuyến thăm Đảng Nhà nước ta của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình. Truyền thống ấy đã được khái quát cô đọng thành 16 chữ vàng trong chuyến
thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu năm 1999: “Láng giềng, hữu nghị, hợp
tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Năm tháng đi qua nhưng truyền thống ấy vẫn
luôn luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước khắc ghi thực hiện. Quan hệ
hợp tác phát triển giữa hai nước ngày càng giành được những thành tựu trên tất
cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị quân sự, văn hóa xã hội, ngoại giao… Mặc dù
còn có những khác biệt về vấn đề chủ quyền trên biển đông giữa các nước, trong
đó có Việt Nam và Trung Quốc nhưng chỉ tính từ tháng 01 đến tháng 11 năm 2023
đã có 632 dự án mới được các nhà đầu tư Trung Quốc đăng ký đầu tư vào Việt Nam,
chiếm số lượng cao nhất trong số các quốc gia vùng lãnh thổ. Hiện nay Trung Quốc
luôn duy trì là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Sở dĩ có được kết quả
như vậy là do Đảng, Nhà nước ta đã có một đường lối ngoại giao hết sức mềm dẻo,
khéo léo và hiệu quả.
Ấy vậy mà, ở phần bình luận người phát
ngôn của Video Shorts mới nhất của Kênh BBC News Tiếng Việt lại cho rằng: Chính
sách ngoại giao cây tre chỉ phù hợp với thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, còn bây
giờ đã là thời kỳ hậu - hậu chiến tranh lạnh hay thời kỳ tranh chấp Đông - Tây,
khi mà cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trở lên ghê gớm hơn thì ngoại
giao cây tre không phải giải pháp hữu hiệu, cho nên phải dùng biện pháp khác.
Quan điểm nêu trên được phát ngôn trong Video Shorts mới nhất của Kênh BBC News
Tiếng Việt là hoàn toàn thiếu khách quan khoa học.
Người phát ngôn đã không thấu hiểu được
vấn đề đơn giản nhất của lịch sử địa lý cũng như lịch sử dựng nước và giữ nước
hào hùng của dân tộc Việt Nam. Nước Nam tuy nhỏ bé, nhưng không hề run sợ trước
nước lớn và bạo lực cường quyền. Điều đó đã được chứng minh qua hàng ngàn năm bắc
thuộc rồi đến chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc đánh
đuổi thực dân pháp và đế quốc mỹ xâm lược.
Thời kỳ đổi mới mở ra sau năm 1986 Việt
Nam với quan điểm thêm bạn bớt thù, bắt tay làm ăn phát triển với tất cả các nước
trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau. Về quốc phòng chúng ta quyết tâm thực hiện bốn không:
Không liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không
cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
trong quan hệ quốc tế.
Những minh chứng đó cho thấy đường lối
ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta hiện nay đang phát triển đúng hướng, đạt được
thành công trên mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng vào hoạt động đối nội để đưa
đất nước ta ngày càng phát triển đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu.
Là công dân Việt Nam chúng ta ngoài việc thấu hiểu đường lối, quan điểm ngoại
giao của Đảng ta còn cần phải tích cực nhận diện và định hướng nhận thức đúng đắn
cho những người còn chưa biết, chưa hiểu. Mục đích là cùng nhau tạo ra sự đồng
cả người trong nước và nước ngoài về đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà nước
ta hiện nay.
VĂN
ĐẶNG
