Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Thursday, March 17, 2016 , 0 bình luận

Nhiều năm qua, việc “xuất khẩu, nhập khẩu giá trị phương Tây” được coi là một trong những nguyên nhân gây bất ổn, khủng hoảng ở nhiều nơi trên thế giới với hậu quả là nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài, hàng triệu người chết và bị thương, hàng chục triệu người điêu đứng vì chiến tranh. Tổng thuật của Ngọc Dung cho thấy, ngay tại phương Tây, đã xuất hiện rất nhiều ý kiến phản đối, lên án xu hướng “xuất khẩu, nhập khẩu” nguy hiểm này…

>>Sự ngụy biện và dã tâm của các nhà “dân chủ”

>>Hành vi phản văn hóa của những nhà dân chủ khi tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma

>>Sự thật về cái gọi là “phong trào tự ứng cử đại biểu Quốc hội”

>>Rèn luyện phẩm chất đạo đức, chống nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

>>Vạch mặt những kẻ xuyên tạc !

>>Cảnh giác với những chiêu trò phá hoại bầu cử: Bài 3- “Nấm độc” núp bóng truyền thông xã hội (tiếp theo và hết)

>>Cảnh giác với những chiêu trò phá hoại bầu cử: Bài 2-Điều gì phía sau trào lưu “ồ ạt tự ứng cử”?

>>Không để các “MC” mạng dẫn dắt dư luận, phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội

>>Không thể phủ nhận tự do tôn giáo ở Việt Nam

>>Cảnh giác với những chiêu trò phá hoại bầu cử: Bài 1: Một kiến nghị trái Hiến pháp

>>Một số biện pháp đấu tranh phòng, chống các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet trong giai đoạn hiện nay

“Dân chủ, nhân quyền theo mô hình phương Tây”, “hướng theo các giá trị của thế giới tự do”,… đang là mấy chủ đề gần đây một số người tự nhận hoặc được gọi là “nhà dân chủ, người yêu nước” ở Việt Nam lớn tiếng hô hào. Và họ tìm mọi cách truyền bá các “giá trị, mô hình” này vào cuộc sống, sử dụng làm chiêu bài vu cáo Nhà nước Việt Nam về dân chủ, nhân quyền. Họ hăng hái cổ súy các giá trị họ tôn thờ, họ không biết hay không cần biết trước hậu quả tàn khốc của tình trạng “xuất khẩu và nhập khẩu giá trị phương Tây” đang diễn ra trên thế giới, dư luận các nước phương Tây đã lên tiếng phản đối, chỉ rõ nguồn gốc, bản chất của hiện tượng, chỉ rõ động cơ của các thế lực đang cố tình biến các giá trị riêng thành giá trị phổ quát, từ đó phục vụ tham vọng về lợi ích kinh tế, địa chính trị và quyền lực. Hơn mười năm trước, ngày 14-5-2004, trang mạng của Đài phát thanh Đức (Deutschlandfunk) đăng bài Chủ tịch Hội đồng Giáo hội tin lành Đức: Sự tín nhiệm của phương Tây đang đứng trước nguy cơ, phỏng vấn ông Huber (Hu-bờ), khi đó là Chủ tịch Hội đồng Giáo hội tin lành CHLB Đức, lời dẫn bài có đoạn: “Với nhiều người, không chỉ từ các nước phương Tây, cuộc chiến ở Iraq (I-rắc) và cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế từ lâu đã trở thành một cuộc xung đột cấu trúc giữa phương Tây và thế giới A-rập, Hồi giáo. Có người cho rằng, đó là đụng độ giữa các nền văn minh, thậm chí chiến tranh giữa các nền văn minh. Gần đây, những bức ảnh thời sự chụp ở Iraq đã tạo cơ sở mới cho việc nhìn nhận vấn đề. Quân đội Mỹ đã tra tấn dã man tù nhân. Một nhóm Al Qaeda chặt đầu nhân viên dân sự Mỹ trước máy đang thu hình. Qua điện thoại, Tòa soạn đặt câu hỏi với Giám mục Huber: Những giá trị phương Tây có cho phép tiến hành chiến tranh? Và ông đã trả lời: “Chiến tranh luôn là một mâu thuẫn, ngay cả với những giá trị riêng của chúng ta, vì nó gắn liền với việc giết hại con người. Do đó, chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc, phải sử dụng mọi khả năng để kết thúc bạo lực, chiến tranh chỉ có thể là phương sách cuối cùng. Đây là sự đồng thuận được ghi nhận trong luật pháp quốc tế có tính ràng buộc. Một nền hòa bình công bằng phải được ưu tiên hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Chúng ta phải giữ gìn điều này nếu chúng ta còn có thái độ nghiêm túc với hệ thống giá trị riêng của mình”. Với câu hỏi: Trong cuộc tranh luận hiện nay, cũng bàn luận về điều được cho là ưu thế của văn hóa phương Tây so với những nền văn hóa khác, liệu phương Tây có quyền xuất khẩu các giá trị của mình? Ông Huber trả lời: “Phương Tây không có quyền xuất khẩu các giá trị riêng của mình, nhưng quan trọng với phương Tây, phải góp phần để những giá trị phổ quát được công nhận, tôn trọng. Cộng đồng quốc tế, Liên hợp quốc đã thống nhất về các giá trị nhân quyền phổ quát kể từ khi có Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (năm 1948), nhấn mạnh các bên đều có nghĩa vụ đóng góp giúp quyền con người được tôn trọng và phát huy. Đây cũng là một thước đo nghiêm khắc đối với phương Tây. Những gì chúng ta đang chứng kiến vào lúc này đang diễn ra trong một bối cảnh rất ngột ngạt, và buộc phải đặt câu hỏi: Liệu chính phương Tây đã vi phạm các giá trị, mà lẽ ra, theo yêu cầu chung phải bảo vệ nó? Đó là tình trạng tiến thoái lưỡng nan đang gặp phải ở Iraq và phương Tây nghĩ gì về các giá trị của mình?”. 

Ảnh minh họa


Ngày 2-10-2009, báo Hằng ngày ở Béc-lin (CHLB Đức) đã đăng bài Trả lại cho dự án sức tỏa sáng của nó, phỏng vấn nhà sử học H.A. Winkler (H.A Vinh-lờ) nhân cuốn sách Lịch sử của phương Tây của ông vừa xuất bản. Tóm lược một số câu hỏi và trả lời:

Tổng thống Hoa Kỳ đã có thay đổi trong chính sách đối ngoại. Có phải ông ấy đang từ bỏ dự án phương Tây hóa trên bình diện toàn cầu hay là đang theo đuổi một biến thể dịu dàng hơn, và qua đó có nhiều hứa hẹn hơn?

Trả lời: Nếu Obama (Ô-ba-ma) liên kết các ý tưởng sáng lập Hoa Kỳ với sự tự phê bình nghiêm khắc của phương Tây, ông ta có thể trả lại cho dự án sức tỏa sáng của nó… Một thời gian dài tôi bực mình vì khối EU nói một cách tự mãn về các giá trị châu Âu. Thực ra một phần lớn các giá trị này được xây dựng ở Bắc Mỹ, sau đó bắt đầu tại châu Âu… 

Nhiều người nghĩ rằng, sự phổ biến phổ quát các giá trị phương Tây chỉ là vấn đề của thời gian. Niềm tin này có thể còn tồn tại sau thất bại của các nỗ lực phương Tây hóa ở Afghanistan (Áp-ga-ni-xtan) hay Iraq?

Trả lời: Đó sẽ là một sai lầm chết người nếu tin rằng, có thể đơn giản chuyển dự án phổ biến “giá trị phương Tây” vào các quốc gia khác bất chấp đặc thù văn hóa của họ. Người Mỹ thành công ở Tây Đức sau năm 1945 vì ở đó đã có truyền thống của nhà nước pháp quyền và phân chia quyền lực, từ đó có thể để tiếp nối.

Từ viễn cảnh Iraq thì điểm tham chiếu không phải là nước Đức sau năm 1945 mà là sự thống trị thuộc địa của Anh, và Mỹ đã thừa kế. Người ta có thể nói về lịch sử của phương Tây mà không nhắc tới chủ nghĩa thực dân?

Trả lời: Người ta không thể làm được điều đó và người ta cũng không thể bỏ qua sự hai mặt của chủ nghĩa đế quốc. Trước đây, C. Mác đã phân tích một cách rất sâu sắc về sự tương phản của sự đàn áp tàn bạo và sự cai trị của Anh tại Ấn Độ… 

Tầm quan trọng của phương Tây biến mất vì sự nổi lên của các nước như Trung Quốc hay Ấn Độ, hay ngài cho rằng, trái ngược lại, tiến trình toàn cầu hóa chính là sự phương Tây hóa thế giới?

Trả lời: Về lâu dài, chắc sẽ có các quá trình phương Tây hóa. S. Huntington (S. Hu-tinh-tơn) đã viết trong cuốn sách của ông về sự đụng độ giữa các nền văn minh, đại ý là giá trị phương Tây chỉ thích hợp với phương Tây. Đây là một quan điểm phòng vệ có thể làm mất đi sức công phá của dự án phổ biến “giá trị phương Tây”. Song phương Tây khó có thể bỏ đi nhu cầu phổ quát của các giá trị của mình, nếu như nó không muốn từ bỏ chính mình.

Văn hóa tiêu dùng phương Tây đang trên đà phát triển khắp nơi, trên toàn thế giới người ta đi giày thể thao cùng một loại và uống cà-phê tại quán Starbucks. Điều này có ý nghĩa gì đối với dự án của phương Tây?

Trả lời: Rất ít, chừng nào chỉ giới hạn vào việc tiếp nhận các thành quả của phương Tây. Không có một tiến trình tự động hóa từ việc áp dụng công nghệ của phương Tây và chủ nghĩa tư bản phương Tây đến nền dân chủ phương Tây… 

Chủ nghĩa tư bản hiện nay đang trong giai đoạn khủng hoảng. Lịch sử của phương Tây có thể tách rời khỏi lịch sử của chủ nghĩa tư bản?

Trả lời: Ít nhất không thể đối với việc bảo vệ sở hữu cá nhân. Cuộc sống, sự tự do và tài sản - âm điệu này là một phần gắn bó chặt chẽ với lịch sử ra đời của dự án phổ biến “giá trị phương Tây”. Thực tế chủ nghĩa tư bản mang trong mình các chu kỳ khủng hoảng không phải là một điều mới mẻ. C. Mác đã biết điều này và ở điểm này ông đã hoàn toàn có lý.

Một cuốn sách bàn luận rất nhiều về chủ đề xuất khẩu các giá trị phương Tây và các hệ lụy của nó là cuốn Lời nguyền rủa cho hành động tàn bạo (Der Fluch der bösen Tat) của nhà báo nổi tiếng P. Scholl-Latur (P. Sôn La-tua). Giới thiệu cuốn sách với bạn đọc, ngày 23-10-2014 tờ Thế giới (Die Welt) đăng bài Tại sao phương Tây luôn luôn thất bại ở Trung Đông với lời dẫn: Cuốn sách của P.Scholl-Latur trình bày về các cuộc xung đột trên thế giới theo phương cách quen thuộc: thì thầm, ảm đạm và một chút nhạo báng. Thực ra, chúng ta đang nói về giá trị phương Tây nào?… Trật tự nhà nước của Trung Đông bị phá vỡ, chiến tranh lạnh dường như trở lại trong tiến trình cuộc khủng hoảng ở Ukraine (U-crai-na). Châu Âu đang chứng kiến sự di dân mới. Thật là đáng buồn, P.Scholl-Latur lại từ trần vào lúc này, khi thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn, và rất cần giải thích nhiều vấn đề. Sự quan sát chuẩn xác như trước đây thật sự là một lợi thế mà người phóng viên tài năng đã đưa ra trong cuốn sách của ông… Trong lời nói đầu, P.Scholl-Latur đã chọn cho mình quyền tự do để bình luận một cách gay gắt về các “thất bại của phương Tây” trong vấn đề Ukraine. Theo ông, những người của chủ nghĩa không tưởng muốn “xuất khẩu giá trị phương Tây” thì tốt nhất nên ngồi ở nhà, ở đó họ tha hồ say sưa tưởng tượng mà không bị ai làm phiền. Như khi họ mơ đến một “mùa xuân Ả Rập thảm hại” được phương Tây cổ vũ, một lần nữa người ta lại nuôi nấng ảo tưởng về tính mẫu mực từ hệ thống giá trị của riêng mình, và các phương tiện truyền thông lại rất thích “chém gió” về cuộc cách mạng Twitter (chuyển tin đi như như chim hót líu lo). Ai biết rõ các trung tâm bất ổn của thế giới sẽ nhận ra, ở đó người ta không thể làm và mong đợi những gì mình mong muốn.

Ngày 12-6-2015, tuần báo Ngày thứ sáu (Der Freitag) ở Béc-lin, đăng bài Cộng đồng các giá trị phương Tây. Bài báo viết: Người ta luôn nhắc đi nhắc lại và nhấn mạnh Nga không thể là một phần của cộng đồng các giá trị châu Âu, vì điện Kremlin (Cren-li) đã làm một điều không thể tha thứ là thu hồi Crimea (Crưm); và người ta phớt lờ thực tế vấn đề theo kiểu quét nhà nhưng lại đưa hết rác xuống dưới tấm thảm.

(Còn nữa)

Theo NGỌC DUNG (báo Nhân dân)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X