Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, March 18, 2016 , 0 bình luận

Đầu tiên, một số nước đã chôn vùi chủ quyền của Ukraine (U-crai-na) khi họ chuẩn bị kỹ lưỡng cuộc đảo chính Maidan (Mai-đan), và ông Yanukovych (Y-a-nu-cô-vích) - Tổng thống được bầu, bị đuổi khỏi văn phòng ở Kiev (Ki-ép), và người ta cũng không cần giấu giếm việc thay đổi chế độ ở Ukraine. Người ta coi phương Tây là một cộng đồng của các giá trị, chỉ có điều là không được hỏi rõ, các giá trị chung đó là những giá trị nào…

>>Về hiện tượng “xuất khẩu, nhập khẩu giá trị phương Tây”

>>Sự ngụy biện và dã tâm của các nhà “dân chủ”

>>Hành vi phản văn hóa của những nhà dân chủ khi tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma

>>Sự thật về cái gọi là “phong trào tự ứng cử đại biểu Quốc hội”

>>Rèn luyện phẩm chất đạo đức, chống nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

>>Vạch mặt những kẻ xuyên tạc !

>>Cảnh giác với những chiêu trò phá hoại bầu cử: Bài 3- “Nấm độc” núp bóng truyền thông xã hội (tiếp theo và hết)

>>Cảnh giác với những chiêu trò phá hoại bầu cử: Bài 2-Điều gì phía sau trào lưu “ồ ạt tự ứng cử”?

>>Không để các “MC” mạng dẫn dắt dư luận, phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội

>>Không thể phủ nhận tự do tôn giáo ở Việt Nam


Điều đó cũng đúng với các thành viên khác trong cộng đồng các giá trị của phương Tây. Tất cả, họ đều cho mình có trách nhiệm với các giá trị của tự do, dân chủ. Không cần đặt câu hỏi về việc này. Nhưng công thức đó rõ ràng đáng bị nghi vấn khi được biết, Hy Lạp là nơi xuất xứ của khái niệm dân chủ… Về phương diện lịch sử, việc khẳng định khái niệm “dân chủ” từ tiếng Hy Lạp cổ đại là không sai. Nhưng người ta cố tình không nhắc tới việc người Hy Lạp cổ đại đã liên kết nhiều yếu tố với danh từ “dân chủ” mà họ xây dựng. Đó là nhà nước thành bang Athen (A-ten) với nền kinh tế nô lệ, nơi chỉ có một thiểu số nhỏ bé của những người đàn ông có quyền định đoạt. Ngoài ra, một người dân Athen cổ đại nổi tiếng là ông Plato (Pla-tô) cũng đánh giá không tích cực về hiến pháp dân chủ. Vì theo ông, đó là tiền thân của chế độ bạo quyền. Hôm nay, không thể tồn tại điều nghi ngờ rằng, tất cả nền dân chủ của phương Tây khác hẳn so với các chế độ khác. Một hệ thống hai đảng như ở Hoa Kỳ không có ở châu Âu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của kinh tế vào chính trị đều như nhau ở các nước phương Tây. Cụ thể là, thiếu hụt rõ ràng trong bầu cử dân chủ. Nếu quan sát kỹ các giá trị chung luôn được ca tụng, sẽ thấy rõ, sự khác biệt nhiều hơn sự tương đồng… Trong sự nhầm lẫn với các giá trị chung, người ta thường rất hào phóng. Nói một cách ngắn gọn, khái niệm “cộng đồng giá trị phương Tây” là một khái niệm không lành mạnh đã được sử dụng trong cuộc chiến tuyên truyền để đánh bóng vị trí của riêng mình - của phương Tây.

  
Ảnh minh họa



Ngày 6-9-2015, NDR - Đài phát thanh và truyền hình công cộng của CHLB Đức, đăng bài Tại sao phương Tây có tội vì Nhà nước hồi giáo IS, giới thiệu quyển sách Ai gieo gió: Chính sách của phương Tây đã tàn phá những gì ở phương Đông của M.Lüders (M.Luy-đờ), tiến sĩ, nhà khoa học về Chính trị học, Hồi giáo học, được coi là người am hiểu khu vực Trung Đông. Ông không chỉ viết sách, báo, mà còn tham gia làm nhiều bộ phim tài liệu nổi tiếng. Ông viết rằng, một giáo điều của cộng đồng phương Tây là: chính sách của chúng ta là đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền. Chúng ta là những người tốt, Hồi giáo cuồng tín, chế độ khủng bố theo kiểu thời trung cổ là độc tài tàn ác, chúng ta phải giải phóng thế giới thoát khỏi nguy cơ này. Song chính sách của phương Tây có thật sự vì dân chủ? Không, tất cả chỉ vì quyền lực, và toàn bộ thảm họa mà chúng ta đang chứng kiến sẽ không có trên thế giới nếu không có sự can thiệp của phương Tây trong 60 năm qua… Lợi ích kinh tế, địa chính trị và quyền lực - thực tế là lý do cho sự can thiệp vào Trung Đông, ông M. Lüders kết luận như vậy. “Đối với hàng trăm nghìn người Sunni qua một đêm thành người thất nghiệp, nhiều người sau đó đã đi vào thế giới ẩn và hôm nay đứng trong hàng ngũ của IS. Như chuyện kể trong thần thoại Hy Lạp, người ta đã mở hộp Pandora và bây giờ không còn có thể kiểm soát những linh hồn đã được gọi ra… Những người này hy vọng rằng, phương Tây làm điều gì đó cho dân chủ, nhưng đến nay điều đó chưa xảy ra. Đồng thời họ phải đối diện với những kẻ độc tài khủng khiếp. Như vậy, là người Hồi giáo thông minh họ phải sống giữa cái búa đạo đức giả của phương Tây và cái đe của chế độ Arab (A-rập) không đủ năng lực, và chỉ quan tâm đến việc bảo vệ quyền lực của họ”, ông M.Lüders đã viết như vậy.

Có nhiều người ở phương Tây đưa ra những phê phán nghiêm khắc hơn về việc xuất khẩu cái gọi là “giá trị phương Tây” và hệ quả của nó. Một trong số đó là nhà báo S.Pommrenke (G.Pom-ren-kê), ông là tác giả cuốn sách Sự khủng bố của phương Tây (Terror des Westens) sắp được xuất bản. Ngày 1-10-2015, trang mạng NachDenkSeiten đăng bài Sự dối trá về văn minh của “thế giới phương Tây”. Đây là bài ghi lại một cuộc phỏng vấn nhà báo S.Pommrenke (G.Pom-ren-kê), trong đó có đoạn: “Hỏi: Làm sao lại có chuyện, “nền văn hóa của chúng ta” luôn luôn được rêu rao là vườn ươm của nền văn minh và phần còn lại của thế giới lại là cái ổ của chủ nghĩa man rợ? Hiện nay có vẻ như tất cả người khác là mọi rợ, và chúng ta là người đã được giải phóng, được giáo dục, luôn tôn trọng nữ quyền và rất khác họ...

Trả lời: Chúng ta đang sống trong một thế giới ảo. Chúng ta được giáo dục với ý niệm rằng, phương Tây là một thế giới văn minh. Và trước tiên, điều đó có nghĩa là bạo lực được loại trừ khỏi giao lưu xã hội. Ít nhất là ý tưởng, thì mâu thuẫn sẽ được bàn thảo, các lý lẽ tốt hơn sẽ được tôn trọng, những thỏa hiệp sẽ dẫn đến sự hòa giải với nhau. Và quả thật, nói chung điều này là khá đúng đối với ứng xử giữa các công dân của một nhà nước… Tuy nhiên, ở cấp độ của các cuộc xung đột giữa các quốc gia thì các quá trình xảy ra hoàn toàn khác nhau. Liên hợp quốc cùng các tổ chức khác duy trì vẻ bề ngoài, trên bình diện quốc tế mọi việc được tiến hành bởi các nguyên tắc hòa bình. Tuy nhiên trong thực tế, từ 25 năm nay, chúng ta lại đang sống trong một thế giới mà chủ yếu bị chi phối bởi tham vọng bá chủ. 30 năm trước đây, nhà xã hội học nổi tiếng N.Elias (N.Ê-ly-át 1897-1990, nhà xã hội học, triết học người Đức) đã cảnh báo về cơn say muốn làm bá chủ. Một quyền lực bá chủ thật sự không còn đối thủ sẽ thúc đẩy từ chiến tranh này đến chiến tranh khác để thực hiện sứ mệnh được cho là cố hữu. Trên thực tế, tùy theo lựa chọn của mình, có những người cho rằng họ đang thực hiện sứ mạng chống lại kẻ ác, hoặc tiến hành chiến tranh để chống lại khủng bố. Như thế này hay thế khác, đó chỉ là tưởng tượng tập thể, chỉ là các huyền thoại mà thôi. Các huyền thoại này là vẻ ngoài mà các bộ phận của quân đội, thế lực chính trị và các phương tiện truyền thông đang cố tình duy trì. G.W.Bush (G.U Bu-sơ) thể hiện cơn sốt bá chủ qua câu nói: “Sẽ có một cuộc chiến vĩ đại của người tốt chống lại kẻ ác”, hay “cuộc thập tự chinh này, cuộc chiến tranh này chống khủng bố sẽ còn tiếp tục kéo dài”.

Hỏi: “Chúng ta” và “người khác”, thiện và ác, bạn bè và kẻ thù - ở đây tâm trí về câu trả lời ai là thành viên của nhóm nào đã bị làm u ám đi và dư luận xã hội bị cố ý tác động?

Trả lời: Người ta có thể nói như vậy. Nhà tâm lý học xã hội P.Brückner (P.Bờ-rúc-nờ 1922-1982) đã nói đúng về điểm này: “Không có hòa bình, chúng ta phải giáo dục chiến tranh theo đúng kế hoạch”. Như vậy chúng ta một lần nữa lại đề cập tới các “công dân văn minh” như nói trên ở một bên và phía bên kia là “người man rợ”: Những người man rợ tất nhiên là những kẻ giết người! Nhưng cùng một lúc, lại mở rộng hoạt động của máy bay không người lái, và đó cũng là khủng bố, vì chúng ta biết rõ tỷ lệ thường dân bị sát hại là quá cao nên đã buộc phải thay đổi các quy định hoạt động. Thật đáng tiếc, tất cả không phải nhằm bảo vệ dân thường mà hoàn toàn ngược lại. Thay vào đó, thuật ngữ “chiến binh” được dễ dàng mở rộng để có thể bao gồm cả những “nam giới trong độ tuổi quân sự” đang có mặt trong một “vùng đánh bom”. Giám đốc CIA J.Brennan (J.Bờ-ren-nan) đã tuyên bố không có thiệt hại nào ngoài ý muốn trong các vụ tiến công bằng máy bay không người lái. Đây là sự bất chấp đạo lý và khinh miệt con người, dân thường trở thành mục tiêu tiến công vì lo sợ họ hỗ trợ các nhà nước bị coi là đối địch. Người ta đã làm một cách tuyệt vời để khủng bố “của chúng ta” trở thành vô hình, mặc dù “hiệu quả” hơn nhiều lần so với của “người khác”. Việt Nam, Campuchia (Cam-pu-chia), Lào, Afghanistan (Áp-ga-ni-xtan), Iraq đều bị đánh bom rải thảm. Dù bom napalm (na-pan), phốt-pho hoặc bom bi, thì các vụ đánh bom đều bất chấp pháp luật, không giới hạn và rất ít lòng nhân từ, như ông E.Kogon (E.Kô-gôn, 1903-1987, nhà xã hội học, chính trị học người Đức) đã đặt câu hỏi chính xác: 

Đó có phải là văn minh, đó có phải là không man rợ?”… 

Từ tháng 4-1975 trở về trước, những cuộc chiến tranh xâm lược nhân danh “khai hóa văn minh”, nhân danh “giá trị phương Tây” đã biến Việt Nam thành đất nước bị khai thác đến kiệt quệ, bị tàn phá hoang tàn và cha anh chúng ta đã phải trả không biết bao nhiêu xương máu để giành lại độc lập dân tộc, để người Việt Nam được là người Việt Nam, được làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Và ngày nay, kế tục sự nghiệp của cha anh, chúng ta hiểu để tiếp tục khẳng định niềm tự hào, lòng tự trọng dân tộc, mỗi người Việt Nam cần đóng góp công sức cùng dân tộc phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” từ các giá trị nhân văn, ưu việt, từ mục đích trong sáng, lành mạnh của chính chúng ta, không máy móc mô phỏng theo “mô hình nhập khẩu” nào. Tất nhiên, trong thế giới toàn cầu hóa và từ nhận thức về các giá trị có tính nhân loại phổ biến, còn rất nhiều điều chúng ta cần học hỏi từ nhân loại. Nhưng học hỏi phải bắt đầu từ nhu cầu chính đáng của sự phát triển, phù hợp với điều kiện và khả năng đất nước, không vì học hỏi mà đánh mất mình, không vì học hỏi mà tự biến thành bản sao của mô hình xã hội có bản chất khác biệt. Những ai đang cổ vũ, hô hào cho “giá trị phương Tây” cần xem xét lại mình để tỉnh táo trước xu hướng “xuất khẩu giá trị phương Tây”. Lịch sử thế giới hiện đại cung cấp rất nhiều bằng chứng chứng minh hậu quả nguy hại khi “nhập khẩu giá trị phương Tây” và đòi hỏi chúng ta cần cảnh giác, từ đó tiếp tục vững tin, vững bước trên con đường chúng ta đã lựa chọn.

Theo Ngọc Dung (báo Nhân dân)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X