Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Tuesday, March 29, 2016 , 0 bình luận

(chiasekienthucnet)-Sau phiên tòa xét xử hai bị cáo Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy với tổng cộng 8 năm tù giam cho hai đối tượng là những tiếng "vỗ tay" đồng thuận của người dân Thủ đô cũng như người dân cả nước quan tâm đến vụ án này.


Vụ án Nguyễn Hữu Vinh -biệt danh Ba Sàm (SN 1956, giám đốc Cty TNHH Điều tra và Bảo vệ VPI, ở phường Trung Tự, quận Đống Đa) và Nguyễn Thị Minh Thúy (SN 1980, quê ở Hưng Yên) bị khởi tố, truy tố và xét xử theo tội danh được quy định tại Điều 258-Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi , bổ sung năm 2009) về hành vi "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là hoàn toàn có căn cứ, cơ sở và đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, nhóm các nhà dân chủ trong nước vẫn những bài ca quen thuộc cho rằng "bác bỏ điều 258" cũng như "hành vi của Nguyễn Hữu Vinh không phạm tội....


>>Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của CMVN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

>>Sự thật ngay sau lời kêu gọi của các nhà dân chủ

>>Sự thực những “thỉnh nguyện thư” chống phá Việt Nam

>>Bộ phim Terror in Little Sai Gon: Chỉ phơi bày thêm sự dối gạt (*)

>>Củng cố niềm tin của nhân dân từ hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng

>>Tự ứng cử đại biểu Quốc hội để đánh bóng tên tuổi ?

>>Chống diễn biến hòa bình: "Chỉ là con sâu!"

>>Về hiện tượng “xuất khẩu, nhập khẩu giá trị phương Tây” (bài 2)

>>Về hiện tượng “xuất khẩu, nhập khẩu giá trị phương Tây”

>>Sự ngụy biện và dã tâm của các nhà “dân chủ”

>>Hành vi phản văn hóa của những nhà dân chủ khi tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma



Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa



 Xét xử đúng người đúng tội

Theo tài liệu cáo buộc của cơ quan điều tra:

Tài liệu cáo buộc nêu rõ, năm 2000, Vinh thành lập và làm giám đốc Cty TNHH Điều tra và Bảo vệ V ở quận Đống Đa, Hà Nội. Ngày 20/9/2013, Vinh vào một trang mạng xã hội, tạo dựng blog DÂN QUYỀN, sau đó, lập thêm blog CHÉP SỬ VIỆT. Sau đó, Vinh rủ Nguyễn Thị Minh Thuý tham gia, đồng thời cho phép Thuý nhiều quyền năng trong diễn đàn của mình, như việc viết bài, chỉnh sửa, xoá, đăng…

Kết quả điều tra cho hay, hai đối tượng nói trên đã cho đăng tải hàng chục bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách. Bên cạnh đó, hai bloger còn bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đưa ra cái nhìn bi quan, một chiều, gây hoang mang, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân với các cơ quan hữu quan.
Trong một diễn biến khác, ở vụ án, cơ quan tố tụng còn làm rõ một số đối tượng đã giúp sức cho Vinh trong việc thu thập tin tức từ các trang báo, rồi chuyển cho Vinh vào hệ thống hộp thư điện tử. Tuy vậy, sau khi điều tra, cơ quan chức năng xác định, những hành vi này xuất phát từ mối quan hệ quen biết, không biết động cơ, mục đích của Vinh, do vậy không truy cứu.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, năm 2000, ông Vinh đăng ký thành lập và làm giám đốc công ty TNHH Điều tra và bảo vệ V. (Công ty VPI).

Tháng 9/2013, ông Vinh lập, quản trị và sử dụng hai blog “Dân quyền” và “Chép sử Việt”. Ông Vinh đã chia sẻ cho bà Thúy quyền viết bài, chỉnh sửa, xóa, đăng tải bài viết lên blog, kiểm duyệt phản hồi…

Ông Vinh bị xác định đã chỉ đạo bà Thúy đăng tải bài viết, duyệt cho hiển thị các ý kiến bình luận trên hai blog.

Cơ quan điều tra xác định, từ khi được lập đến khi ông Vinh, bà Thúy bị bắt, blog “Dân quyền” đã đăng 2.014 bài, 38.567 phản hồi và có 3.243.330 lượt người truy cập. Blog “Chép sử Việt” đã đăng 383 bài, 3.401 phản hồi và có 480.353 lượt người truy cập.

Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã có quyết định trưng cầu giám định nội dung các bài viết.

Kết luận giám định cho thấy, 24 bài viết “có nội dung sai sự thật, không có căn cứ; tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín, cơ quan, tổ chức; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Nhà nước”.

Theo cơ quan điều tra, “hai blog Dân quyền và Người chép sử đã có hơn 3,7 triệu lượt người truy cập, trong đó nhiều người phản hồi với nội dung tiêu cực, bị lôi kéo theo quan điểm của các bài viết được đăng tải”.

 Với những chứng cứ trên,  hành vi của Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) và Nguyễn Thị Minh Thúy lợi dụng các quyền tự do về ngôn luận, thông tin của mình nhằm xâm phạm vào lợi ích của Nhà nước Việt Nam được cơ quan điều tra, Viện kiểm sát chứng minh bằng những chứng cứ cụ thể trên. 

Phiên tòa công khai, khách quan

Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội đã tiến hành đúng quy trình tố tụng như: nghiên cứu xem xét hồ sơ vụ án, quyết định đưa vụ án ra xét xử, thông báo quyết định đến những người tham gia tố tụng và những người có liên quan cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng để những người quan tâm biết và đến tham dự.


Tại phiên tòa diễn ra ngày 23/3/2016 ở trụ sở Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, ngoài những người tham gia tố tụng, người có liên quan còn có đông đảo Nhân dân Thủ đô, phóng viên báo, đài, truyền hình theo dõi. Song, vẫn có không ít nhà dân chủ giả hiệu cố tình vu cáo phiên tòa không công khai, không cho người vào xem,... bằng một số hình ảnh họ tự chụp, tự quay bên ngoài trụ sở Tòa án. Qua xem xét những bức ảnh, hình ảnh do các nhà dân chủ giả hiệu đưa lên mạng xã hội có thể thấy rằng, những người đòi vào phiên tòa hôm đó không phải là người quan tâm đến vụ án mà là những nhân vật đến "phá rối, gây mất trật tự phiên tòa". Người đến dự phiên tòa mà mặc áo dân oan, biểu ngữ và liên tục "kêu gào"-những nhân vật nổi tiếng biểu tình thuê ở Việt Nam hiện nay liệu họ có thực sự quan tâm đến vụ án ? hay họ chỉ cố tình tạo dựng hình ảnh, hiện trường để lấy cớ vu khống ?


Mặt khác, những người không tham dự được phiên tòa vẫn có thể theo dõi được diễn biến của phiên tòa thông qua hệ thống loa phát thanh và vẫn được bố trí vị trí để theo dõi phiên tòa một cách tốt nhất. Nhưng những "dân oan" không chấp hành quy định mà còn "yêu sách" nhằm quấy rối. 


Rõ ràng, các thế lực thù địch vẫn sử dụng các chiêu bài "dân oan" trong mọi sự vụ từ biểu tình đòi ruộng đến đến biểu tình đòi thả người, đòi tuyên vô tội hay bất kỳ những vấn đề gì mà họ có thể làm để có thể kiếm được tiền từ phía hải ngoại.


Bản án của lòng dân 


Tại phiên tòa Nguyễn Hữu Vinh vẫn ngoan cố, biện luận quanh co chối tội, trong khi đó Nguyễn Thị Minh Thúy thành khẩn khai báo các hành vi, việc làm của mình cũng như nhận thức rõ hành vi của mình thông qua âm mưu mà Vinh chỉ đạo. Với mức án 5 năm tù cho Nguyễn Hữu Vinh và 3 năm tù giam cho Nguyễn Thị Minh Thúy có thể thấy, Tòa án nhân dân quận Đống Đa xét xử theo đúng tội danh, lượng đúng mức hình phạt được quy định trong bộ luật Hình sự so với những hành vi phạm tội được chứng minh tại phiên tòa cũng như trong hồ sơ vụ án.

Sau khi phiên tòa kết thúc, các nhà dân chủ giả hiệu lại tiếp tục bài ca muôn thủa cho rằng: "án bỏ túi", "không phạm tội", "vi phạm quyền con người", .... Thật nực cười cho những nhà dân chủ khi họ cố tình bao biện, bao che và thậm chí còn vu khống để nhằm gây dư luận "ảo" thì những tiếng vỗ tay của người tham dự phiên tòa lại như là những cái "tát" giáng mạnh vào Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy ngay tại phiên tòa cũng như những chiếc loa làng dân chủ giả hiệu vẫn cố lên tiêng "ông ổng" vu cáo trên các trang mạng xã hội hay một số trang phản động nước ngoài. 


VT (chiasekienthucnet) 

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X