Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Friday, April 29, 2016 , 0 bình luận

(chiasekienthucnet)-Một trong những sự kiện quan trọng của đất nước năm 2016 là bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Càng gần đến ngày diễn ra bầu cử, cùng với tiến trình thực hiện các bước chuẩn bị cho sự kiện trọng đại này, các thế lực thù địch phản động trong và ngoài nước càng ráo riết thực hiện âm mưu chống phá cuộc bầu cử. Luận điệu của các lực lượng này đều là giả danh, núp bóng các nhà hoạt động đấu tranh vì dân chủ ở Việt Nam nhưng thực chất là công kích, chống phá, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống về bản chất của hoạt động bầu cử ở nước ta.

>>Thêu dệt thiếu "lương tâm"!

>>Lại lối suy diễn, biến gió thành bão

>>Tự hào sống trong vòng tay lớn của dân tộc

>>Mũi công kích nguy hiểm vào nguyên tắc Đảng lãnh đạo bầu cử

>>Khi mặt thật của RFA ngày càng lộ rõ!

>>Không cho phép xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với cuộc bầu cử đại biểu quốc hội

>>Các nhà dân chủ cuội: Sao lại đổ lỗi cho kết quả tín nhiệm của cử tri

>>Báo chí vẫn còn "hạt sạn"

>>Phát huy dân chủ đại diện trong bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

>>“Khép lại quá khứ” nhưng không được bóp méo lịch sử

>>Sự khác biệt về dân chủ và nhân quyền không cản trở được hợp tác quốc tế của Việt Nam

>>Cử tri Việt Nam luôn là người lựa chọn sáng suốt

Không khó để tìm ra những nội dung, luận điệu chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 của các lực lượng phản cách mạng, nhất là trên mạng xã hội và internet. Một số trang mạng, trang web, báo hải ngoại hoặc tự cho mình quyền cung cấp thông tin về cuộc bầu cử ở Việt Nam, hoặc khai thác sâu một cách thái quá xoay quanh nội dung tự ứng cử của công dân và lợi dụng vấn đề đó để đăng tải những thông tin chứa đựng nội dung xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta, gây nghi ngờ, nhiễu loạn trong nhân dân cũng như cử tri cả nước. Họ mặc nhiên bình, bàn về sự kiện trọng đại này.
Ảnh minh họa


Một số trang mạng cho rằng việc bầu cử ở nước ta là một cuộc “đấu tranh chính trị”, cần tạo ra “phong trào tự ứng cử” và cho đây là dịp chạy đua về chính trị của “các nhóm xã hội dân sự” và kêu gọi các nhóm này cần liên kết lại với nhau để “chọn ra cột cờ, rồi dồn sức cho ngọn cờ đó”. Và cùng với những toan tính trên, các thế lực thù địch vạch ra tiến trình, kịch bản từ trước, thông qua một số nhân vật tự ứng cử, thông qua các trang mạng xã hội hô hào hưởng ứng “phong trào tự ứng cử”; “cương lĩnh tranh cử”, “cam kết với cử tri, với đồng bào”… Những thông tin ấy thường được một vài tờ báo hải ngoại lợi dụng, khai thác triệt để, tổ chức phỏng vấn, tọa đàm, thông tin chuyên đề… nhằm “tung hứng”, kênh kiệu, khuếch trương, gán cho một số cá nhân tự ứng cử cái gọi là “nhà hoạt động dân chủ”, thông qua đó lợi dụng đưa những thông tin sai lệch về Đảng Cộng sản Việt Nam, về nền dân chủ của Việt Nam cũng như thành quả của đất nước trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển.
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp dành 7 điều quy định cụ thể về tuyên truyền, vận động bầu cử. Những nguyên tắc vận động bầu cử là phải được tiến hành dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND ở đơn vị bầu cử nào thì thực hiện vận động bầu cử tại đơn vị bầu cử đó. Các tổ chức phụ trách bầu cử và thành viên của các tổ chức này không được vận động cho người ứng cử. Luật cũng quy định về việc vận động bầu cử thông qua phương tiện thông tin đại chúng, người ứng cử được trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình. Những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử là: Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo cử tri.
Đối chiếu với các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp thì một số người tự ứng cử thực hiện (hoặc bị một số lực lượng giả danh, mượn cớ thực hiện) các hành vi “vận động tranh cử trên mạng” hoàn toàn sai trái. Nếu muốn vận động bầu cử đúng pháp luật, ngoài việc tiếp xúc cử tri ở đơn vị bầu cử thì có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương, địa phương để thể hiện quan điểm, chương trình hành động và tâm nguyện của mình, tại sao lại phải núp bóng, dựa dẫm vào các phương tiện không đúng quy định để vừa đưa ra các quan điểm sai trái hoặc nói xấu Đảng, Nhà nước ta.
Bên cạnh những kẻ lợi dụng dân chủ để tự ứng cử nhằm chủ đích phá hoại cuộc bầu cử, cũng có một số người do nhận thức chính trị còn hạn chế nên chưa thấy rõ tầm quan trọng và chưa thực sự nghiêm túc khi làm hồ sơ tự ứng cử. Họ chưa có đầy đủ ý thức và chưa sẵn sàng (chưa nói đến việc có đủ tiêu chuẩn và uy tín hay không) trong việc làm người đại diện cho nhân dân. Họ làm hồ sơ ứng cử chỉ giống như một phép thử xem yếu tố dân chủ ở đất nước này đến mức độ nào. Lại có người thích “chơi nổi”, dẫu biết mình không đủ điều kiện nhưng vẫn cứ ra ứng cử đại biểu Quốc hội để… được nổi tiếng.
Ở Việt Nam, nếu thực sự yêu nước, thực sự có tấm lòng với Tổ quốc, với dân tộc thì không cần phải lợi dụng mạng xã hội để hô hào, vận động tranh cử hoặc đưa ra những lời cam kết trước cử tri, mà phải bằng hành động thực tiễn, bằng sự ảnh hưởng của mình với xã hội, với cộng đồng, có như vậy vận động bầu cử mới thực sự đi đúng bản chất dân chủ của chế độ trong bầu cử.
Nhìn lại các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND trước đây, đã có những người tự ứng cử trúng cử khi họ có đủ tiêu chuẩn, sự tín nhiệm và đã được cử tri tin tưởng lựa chọn. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII năm 2011 cũng có tới 82 người tự ứng cử ở 22 tỉnh, thành phố và đã có 15 người được đưa vào danh sách bầu đại biểu Quốc hội. Điều đó cho thấy tự ứng cử là một trong các quyền tự do, dân chủ của công dân đã được hiến định và thực thi trên thực tế ở Việt Nam. Nhưng để trở thành đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, trước hết mỗi ứng cử viên, trong đó có người tự ứng cử phải tôn trọng các tiêu chuẩn của người đại biểu dân cử được quy định trong luật; đồng thời phải là những người thực sự tiêu biểu về năng lực, đạo đức thì mới xứng đáng đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của cử tri. Còn với những kẻ tự ứng cử để thực hiện mục đích chống phá chế độ, cử tri và người dân sẽ dễ dàng nhận rõ bản chất để tẩy chay, loại trừ.
Thực tiễn 70 năm xây dựng Quốc hội Việt Nam đã chỉ ra rằng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng, các cơ chế và cách thức tổ chức bầu cử không ngừng được đổi mới, ngày càng khoa học, dân chủ hơn. Thông qua bầu cử, người dân đã thể hiện được đầy đủ, toàn diện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong việc xây dựng cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Qua đây, chúng ta càng thêm tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, mong muốn xây dựng Đảng và các cơ quan ban ngành trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là người đầy tớ của nhân dân, được nhân dân tin tưởng giao trách nhiệm chèo lái con thuyền cách mạng của Việt Nam đi đến bên bờ thắng lợi. Đồng thời, đây cũng là cơ hội rõ ràng để chúng ta lật tẩy những âm mưu, ý đồ chính trị xấu xa của các thế lực thù địch với Việt Nam, cũng như bản chất của những kẻ tự coi mình là nhà dân chủ, văn nghệ tri thức rởm khi nhân tiền hậu thuẫn của ngoại bang để thực hiện các ý đồ chống phá cách mạng ngay trong lòng đất nước. Bên cạnh đó, mỗi người dân chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt, đừng để mắc “bẫy” của các phần tử thù địch, các tổ chức phản động./.
HNN (chiasekienthucnet)

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X