Đăng bởi BÁO ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ lúc Thursday, April 28, 2016 , 0 bình luận

(chiasekienthucnet)-Gần đây dư luận hết sức bất bình trước những thông tin bị thổi phồng một cách thái quá từ nhiều luồng, kênh thông tin khác nhau dẫn đến những hệ lụy khó lường, đặc biệt là bị các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc, nói xấu và bóp méo sự thật gây hoang mang trong dư luận Nhân dân.

>>Lại lối suy diễn, biến gió thành bão

>>Tự hào sống trong vòng tay lớn của dân tộc

>>Mũi công kích nguy hiểm vào nguyên tắc Đảng lãnh đạo bầu cử

>>Khi mặt thật của RFA ngày càng lộ rõ!

>>Không cho phép xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với cuộc bầu cử đại biểu quốc hội

>>Các nhà dân chủ cuội: Sao lại đổ lỗi cho kết quả tín nhiệm của cử tri

>>Báo chí vẫn còn "hạt sạn"

>>Phát huy dân chủ đại diện trong bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

>>“Khép lại quá khứ” nhưng không được bóp méo lịch sử

>>Sự khác biệt về dân chủ và nhân quyền không cản trở được hợp tác quốc tế của Việt Nam

>>Cử tri Việt Nam luôn là người lựa chọn sáng suốt

>>Danh sách 197 ứng cử viên do Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV

>>Sự thật bẽ bàng về sự tín nhiệm của cử tri đối với các nhà dân chủ cuội

>>Tư tưởng Hồ Chí Minh về "vũ trang toàn dân" tạo thành sức mạnh toàn dân đánh giặc. 

>>Không để thanh niên "cô đơn" trên mạng (bài cuối)

Báo chí vốn là kênh thông tin quan trọng nhằm truyền tải các thông tin diễn ra trên nhiều mặt, nhiều lực vực từ đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,... và luôn tác động theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực đến người đọc mà trực tiếp là độc giả. Trước nhiều sự kiện diễn ra ở Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là các hiện tượng, vụ việc tiêu cực do sơ xuất của vấn đề kiểm duyệt nội dung dẫn đến một số bài viết bị các thế lực thù địch lợi dụng do tính chất thêu dệt của chính phóng viên, nhà báo. Về vấn đề trách nhiệm của phóng viên, nhà báo về tính chiến đấu, tính giáo dục và tính thẩm mỹ trong mỗi tác phẩm của mình chúng tôi đã có bài bóc trần về hiện tượng này. Song, còn một vấn đề khác mà đến ngay chính những người làm báo không biết có nhận thức về những hệ lụy do chính những bất cẩn, thiếu kiểm soát chặt chẽ hoặc do cố tình thêu dệt thông tin để các thế lực triệt để lợi dụng vấn đề này nhằm xuyên tạc, tuyên truyền, chống phá chế độ XHCN, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta thời gian qua hay không lại là một vấn đề cần phải bàn và rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì họp báo-họp báo thông báo kết quả nguyên nhân cá chết hàng loạt ở các vùng biển miền Trung (Nguồn ảnh: Báo VOV)

Thông tin bị thêu dệt

Rõ ràng, nhiều vụ việc xảy ra ở Việt Nam thời gian qua bị báo chí thêu dệt một cách quá mức, trong đó có cả những sản phẩm từ làng báo chí chính thống ở Việt Nam. Từ những vụ việc  của anh bán hàng rong bị đánh hay việc cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng khởi tố, truy tố sai,... đến vụ cá chết hàng loạt có đến hàng trăm nghìn các bài viết triển khai, khai thác thông tin dưới các cách thức khác nhau. Về cơ bản, báo chí luôn phản ánh chân thực, khách quan thông tin nhưng không ít bài viết đã có dấu hiệu nhà báo, phóng viên "hư cấu" thêm thông tin để tăng phần mới, hấp dẫn, kịch tính cho bài viết của mình. Nếu việc hư cấu để nhằm định hướng, giáo dục người đọc mà không làm sai lệch thông tin thực tế thì đáng khen nhưng có những bài viết,  phóng sự cẩu thả đến mức sử dụng thông tin, hình ảnh giả để hư cấu là cho vấn đề càng trở nên phức tạp. Điều đáng nói, các phóng viên, nhà báo này đã thêu dệt thông tin một cách có chủ đích khi biết rằng mình sử dụng hình ảnh, thông tin không được kiểm chứng. Chẳng hạn như, có bài báo quy chụp một cách rõ ràng về hiện tượng cá chết ở các vùng biển miền Trung Việt Nam là do hóa chất của Công ty Formosa thải ra hay có những bài còn lấy một hình ảnh ở một vùng biển khác, ở một sự kiện khác không phải của Việt Nam để minh họa cho hiện tượng "cá chết trắng ở vùng biển miền Trung", thậm chí có phóng sự còn dùng nước không phải là nước biển, cá không phải là cá biển để chứng minh về hiện tượng cá chết chỉ sau 2 phút nhằm khẳng định chắc chắn rằng "nước biển khu vực miền Trung cực độc"....

Từ cách diễn tả suy luận, suy diễn, cùng với sự hư cấu và đặt ra nhiều cầu hỏi thiếu cơ sở dẫn đến sự hoài nghi, giao động của người dân là hiện tượng thường thấy trên tất cả các bài báo, các phóng sự hiện nay. Phải chăng, nhà báo, phóng viên không biết hoặc không hiểu về nghĩa vụ, trách nhiệm và lương tâm của người cầm bút ? Về nghĩa vụ, trách nhiệm thì các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện hành quy định khá rõ ràng, rành mạch còn vấn đề lương tâm thì có lẽ phải đặt trong ngoặc kép. Bởi, lương tâm không phải luôn hiện hữu mà nó chỉ hiện hữu thông qua sản phẩm báo chí do chính họ làm ra và có kết luận rõ ràng từ phía cơ quan chức năng. Ví dụ, nhà báo đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự vụ án "Quán phở Xin Chào" lên báo phản ánh,... Nhưng, những trường hợp có lương tâm của nhà báo, phóng viên như vậy vẫn còn đếm trên đầu ngón tay khi các thông tin được báo chí đưa lên ồ ạt đến bội thực như hiện nay. Vấn đề "lương tâm" của nhà báo, phóng viên mà chúng tôi muốn đề cập nhằm khẳng định sản phẩm mà họ cung cấp thông tin có trung thực, khách quan hay không; có bị thổng phồng, suy diễn hay quy chụp hay không ?

Hệ lụy của thông tin thiếu trung thựcMột khi thông tin thiếu trung thực, khách quan vẫn được sử dụng bên cạnh các thông tin chính thống khác sẽ là mối quy hiểm khôn lường với người đọc, đặc biệt là nó bị thế lực thù địch lợi dụng để chống phá chế độ XHCN, Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Có thể nhìn thấy sự tác động này theo hai chiều hướng:

Thứ nhất, gây hoang mang trong dư luận. Một thông tin thiếu trung thực được sử dụng trong một tác phẩm truyền thông, trong đó có báo chí sẽ làm cho chính người đọc bị tác động dẫn đến có những phản ứng nhất định. Sự phản ứng của người tiếp thu thông tin rất rõ ràng thông qua thái độ, hành vi của chính họ. Biểu hiện thông thường nhất là dư luận xấu đến nhận thức sai lệch của họ về chế độ, Đảng và Nhà nước mà nguyên nhân chính ở đây lại do chính thông tin không được kiểm chứng, bị thêu dệt hoặc không đúng được sử dụng trong bài viết hay phóng sự. Bên cạnh đó, tính chất lan truyền theo cấp số cho thấy tốc độc truyền tin từ A đến B đến C,.... là rất nhanh và với tốc độ chóng mặt, thậm chí chính người truyền tin, loan tin cũng có phần thêu dệt cho thêm phần vụ việc càng trở nên "ly kỳ". Như vậy, một một thông tin bị thêu dệt ban đầu trong các tác phẩm đã bị thổi phồng lên gấp nhiều lần sau khi những người đó tiếp tục truyền tin dưới hình thức "truyền khẩu". Theo đó, dư luận không thể không hoang mang trước các hiện tượng mà trong đó thông tin bị thêu dệt, thổi phồng lên rất nhiều lần.

Thứ hai, bị các thế lực sử dụng để tuyên truyền, nói xấu, vu cáo chế độ, Đảng và Nhà nước Việt Nam. Với những thông tin thiếu khách quan do báo chí, truyền hình chính thống đưa tin các thế lực thù địch ngay lập tức sử dụng và lan truyền với tốc độ cao trên mạng xã hội, diễn đàn với những lời bình luận, phán xét có tính chất quy chụp, đổ lỗi do chế độ, do sự lãnh đạo của Đảng và sự thiếu trách nhiệm của cơ quan Nhà nước. Thậm chí, các thế lực thù địch còn sử dụng những thông tin này làm căn cứ, sở tin cậy để minh chứng khi trả lời phỏng vấn hoặc cung cấp cho các phương tiện truyền thông nước ngoài khác để nhằm tiến hành vu cáo Việt Nam.

Trước những vấn đề trên, những người hiểu biết rất bất bình với cách đưa tin thiếu trung thực, thiếu lương tâm của nhà báo, phóng viên và lên án các hành vi suy diễn, quy chụp của các thế lực thù địch. Hơn ai hết, nhà báo, phóng viên ngoài việc quán triệt tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm báo cần phải coi lương tâm là động lực, nhân tố chính để làm nên những sản phẩm báo chí có chất lượng, vừa có tính đấu tranh vừa có tính định hướng, giáo dục, cung cấp thông tin cho Nhân dân. Song, bên cạnh đó những người tiếp thu thông tin từ những sản phẩm báo chí cũng nên cảnh giác và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những bài báo, phóng sự mập mờ, thiếu trung thực hoặc chưa được kiểm chứng bằng kết luận của cơ quan chức năng có thẩm quyền và lối suy diễn của các thế lực thù địch.

VT (chiasekienthucnet) 

Tags:

Lưu ý: Khi để lại Nhận xét bạn nên click vào ô "Thông báo cho tôi" ở dưới để nhận phản hồi từ Admin

Học tiếng anh
Floating Image X